Trong bản ghi công vụ do các nhân viên của Cơ quan này soạn ra đề cập đến những hậu quả tiềm ẩn khi ban hành hạn ngạch về tiêu thụ năng lượng, - như truyền thông Nga cho biết them.
Theo quan niệm của Cảnh sát Liên bang Đức, trong số những hậu quả như vậy có biểu tình bạo lực.
Các nhân viên thực thi pháp luật lo ngại rằng cuộc khủng hoảng cũng có thể kích động phái ủng hộ các hạt nhân Hồi giáo “đang ngủ yên”.
Dữ liệu từ các cuộc thăm dò do báo chí Đức thực hiện cho thấy trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, căng thẳng xã hội ở Đức ngày càng leo thang, - một tờ báo Nga lưu ý.
Chẳng hạn, 41% người được hỏi mô tả trạng thái cảm xúc của họ chỉ bằng một từ - "phẫn nộ".
Các biện pháp trừng phạt chống Nga
Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Matxcơva.
Các nước thuộc Liên minh Châu Âu xem xét phương án từ bỏ dầu mỏ và khí đốt của Nga. Nhiều quốc gia tuyên bố đóng băng tài sản của Nga và kêu gọi từ bỏ năng lượng Nga. Tất cả những điều này đã trở thành vấn đề đối với Mỹ và châu Âu, khiến giá nhiên liệu và lương thực tăng mạnh.