Các nhà khoa học từ Nga và UAE tạo ra công nghệ làm mưa nhân tạo chống hạn hán

Một công nghệ mới để tạo mưa nhân tạo bằng cách tác động đến các đám mây đang được phát triển bởi các chuyên gia từ Trường Đại Học Liên Bang Bắc Caucasus (NCFU) cùng với một số nhà khoa học Nga và các đồng nghiệp từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Sputnik
Theo các nhà khoa học, trong tương lai, công nghệ này sẽ phân phối lại độ ẩm khí quyển một cách hiệu quả, sẽ đẩy các đám mây di chuyển theo chiều ngang 50-100 km. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Atmospheric research.
Các đám mây tự nhiên được chia thành hai loại: đám mây cục bộ phát sinh ở nơi chúng được quan sát và đám mây mặt trước (frontal) có khả năng "di chuyển" trên một khoảng cách dài, các chuyên gia giải thích.
Sự gia tăng nhân tạo của lượng mưa có thể xảy ra nhờ tác động lên các đám mây mặt trước (frontal). Các nhà khoa học giải thích thêm rằng, đám mây mặt trước hình thành ở ranh giới giữa hai khối không khí ấm và lạnh, và sự phân bố của chúng là do chuyển động của mặt trước khí quyển.

Nhiệm vụ trọng tâm là gì?

Theo các chuyên gia, nhiệm vụ trọng tâm không chỉ là tạo mưa, mà là "di chuyển" đám mây đến khu vực hạn hán hoặc cháy rừng. Vấn đề với hạn hán là ở chỗ: mặt trước của khí quyển thường lan truyền theo một hướng - từ tây sang đông, và trữ lượng hơi nước giảm dần trong quá trình di chuyển.
Một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Liên bang Bắc Caucasus cùng với các chuyên gia từ UAE đã đề xuất một công nghệ mới để giải quyết vấn đề này. Theo họ, công nghệ này dựa trên việc sử dụng các thuốc thử đặc biệt giúp tăng tuổi thọ của các đám mây và làm tăng lượng hơi nước bão hoà trong đám mây.
"Hiện nay, các chuyên gia sử dụng máy “meteotron” có thể làm thay đổi điều kiện khí hậu tại một vùng cụ thể. Thiệt bị này có thể kiểm soát hoạt động của mặt trước khí quyển bằng cách tạo ra các tia khí nóng và ẩm thẳng đứng mạnh mẽ. Tuy nhiên, ở độ cao khoảng một km, năng lượng của một luồng khí như vậy sẽ cạn kiệt, điều này không cho phép ảnh hưởng đến các đám mây chứa hơi nước bão hòa nhiều nhất. Và chúng tôi sắp giải quyết được vấn đề này", - Giáo sư Khoa Vật lý Kỹ thuật của NCFU Robert Zakinyan cho biết.
Các nhà khoa học Nga cho biết lý do tại sao nước ngọt có thể gây lão hóa
Theo các nhà khoa học, thuốc thử đã được phát triển trên cơ sở sự ngưng tụ hơi nước trên nó, nhờ đó thuốc thử giải phóng nhiệt trong quá trình bay lên, làm tăng năng lượng và tốc độ của dòng khí đi lên. Thành phần hóa học của thuốc thử bao gồm Natri và Canxi, cũng như Carbamide.
Trong mô hình này, việc thêm thuốc thử vào máy Meteotron làm tăng phạm vi thẳng đứng của mặt trước khí quyển. Các nhà khoa học giải thích, điều này không chỉ dẫn đến sự gia tăng cường độ và lượng mưa mà còn làm tăng thời gian tồn tại của các đám mây.

"Ví dụ, các đồng nghiệp từ UAE có vấn đề với việc các đám mây mặt trước đi qua vùng biển và tạo thành cơn mưa trước khi đến đất liền. Trong tương lai, cách tiếp cận của chúng tôi sẽ cho phép mở rộng mặt trước khí quyển thêm 50-100 km về phía đông, điều này sẽ giúp cải thiện khí hậu và thúc đẩy phát triển kinh tế ở nhiều vùng", - Giáo sư Robert Zakinyan cho biết.

Công việc nghiên cứu được thực hiện cùng với các chuyên gia của Viện Địa vật lý Núi cao (Nga) và Trung tâm Khí tượng Quốc gia (UAE) trong khuôn khổ chương trình Ưu tiên-2030 của Bộ Giáo dục và Khoa học Nga. Ở giai đoạn tiếp theo các nhà nghiên cứu sẽ xác minh tính hiệu quả của thuốc thử mới.
Thảo luận