Chẳng hạn, quan sát viên nhắc nhớ về những nỗ lực bất tận nhằm hạn chế thu nhập của Nga từ nguồn cung cấp nhiên liệu năng lượng. Cụ thể, chuyện ở đây nói về lệnh cấm các công ty châu Âu bảo hiểm và tài trợ cho việc vận chuyển dầu của Nga bằng đường biển và kế hoạch áp giá trần đối với «vàng đen» của Nga.
“Tuy nhiên, những biện pháp trừng phạt này có thể chứng tỏ là cực kỳ đắt giá đối với châu Âu, Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới. Như với bất kỳ loại hàng hóa nào, giá cơ bản của dầu mỏ tuỳ thuộc vào động lực của cung và cầu. Càng ít sản phẩm trên thị trường, nhu cầu sẽ càng nhiều. Nói cách khác, bằng cách trừng phạt Nga, phương Tây đã vô tình trừng phạt chính mình”, - bài báo viết.
Tác giả lưu ý rằng mặc dù Matxcơva có thể chuyển một phần dầu sang bán cho những khách mua mới, nhưng rất khó có khả năng là các nhà sản xuất thay thế có thể bù đắp cho sự tổn thất khi không có nguồn xuất khẩu của Nga. Thậm chí cả Saudi Arabia, nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới, cũng không đủ khả năng dự phòng ngắn hạn để giữ cho nguồn cung không giảm mạnh, - quan sát viên cho biết.
Bởi những nguyên nhân này, các nhà phân tích dự đoán rằng giá dầu sẽ tăng đến 200 USD/thùng ngay khi lệnh cấm với bảo hiểm bắt đầu hiệu lực ở châu Âu.
“Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu của Mỹ đã tự dồn mình vào góc bí”, - chuyên gia Daniel Depetris khái quát.
Gói trừng phạt mới
Trước đó, một nguồn tin tại EU thông báo với Sputnik rằng gói trừng phạt mới đang được chuẩn bị tại Brussels sẽ bao gồm các biện pháp gắn với áp đặt mức giá trần với dầu mỏ. Tuy nhiên, một số nước trong đó có Hungary lại lo ngại rằng Matxcơva có thể đáp trả bằng cách cắt giảm nguồn cung cấp nhiên liệu. Theo lời ông, Ủy ban châu Âu dự kiến đưa ra gói trừng phạt mới vào cuối tuần tới, nhưng cũng có thể là vào ngày 28 tháng 9. Trước đó Matxcơva cũng đã cảnh báo rằng những nước tham gia biện pháp này sẽ không có sản phẩm dầu của Nga