Các chuyên gia cảnh báo hàng loạt nhà máy ở Châu Âu sẽ dừng sản xuất và giá khí đốt sẽ tăng vọt. EU sợ rằng, họ sẽ mất đường ống dẫn khí đốt mãi mãi. Về hậu quả của vụ nổ đường ống dẫn khí - trong tài liệu của Sputnik.
Thiệt hại hàng tỷ USD
Ba vụ rò rỉ khí đốt trên đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2 đã được báo cáo vào đầu tuần này. Điều này gây bất ngờ cho cả Nga và EU. Cả hai bên đều nói về những hành động cố ý và hành động phá hoại.
Đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2 có công suất chung hàng năm 110 tỷ mét khối khí đốt. Và giá khí đốt tại châu Âu đạt mức 2.000 USD / nghìn mét khối. Mặc dù cả hai đường ống đều không được sử dụng vào thời điểm xảy ra sự cố, hàng trăm triệu mét khối khí nén đã tích tụ trong chúng.
Ví dụ, theo ước tính của các chuyên gia từ Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia, mỗi đường ống có thể chứa khoảng 100 triệu mét khối khí nén. Nếu tính theo giá hiện tại, thiệt hại là 500-600 triệu USD. Hơn nữa, có thể có các hình phạt từ các cơ quan quản lý vì làm tổn hại đến môi trường.
Theo các nguồn khác, trong mỗi dây chuyền trong số ba dây chuyền của hai đường ống Nord Stream đã có từ 150 đến 360 triệu mét khối khí nén, tức là thiệt hại tổng cộng - 450-1080 triệu USD.
“Lượng khí đốt cũng phụ thuộc vào áp suất trong các đường ống, nó có thể nhỏ hơn so với yêu cầu trong quá trình bơm. Vẫn chưa rõ toàn bộ khí bị rò rỉ ra ngoài hay chỉ một phần. Theo đó, giá trị thị trường của vụ rò rỉ có thể là từ 0,9 - 2,1 tỷ USD”, - Mark Goykhman, nhà kinh tế trưởng tại trung tâm phân tích và thông tin «TeleTrade», nói.
Tài sản bị hỏng, ai là người có nghĩa vụ phải sửa chữa?
Các nhà phân tích chưa thể dự toán chi phí của việc khôi phục cơ sở hạ tầng. Câu hỏi chính ở đây là ai sẽ tài trợ việc sửa chữa các đường ống dẫn khí. Theo các thỏa thuận, các nhà khai thác Nord Stream - các công ty con của Gazprom - phải tiến hành sửa chữa. Rất có thể, các công ty này sẽ thuê các tổ chức có khả năng thực hiện công việc đó.
"Nhưng, ai sẽ tài trợ các công việc sửa chữa? Theo quy luật logic, thủ phạm vụ rò rỉ cần phải cấp kinh phí. Tuy nhiên, không rõ phải làm thế nào để phát hiện ra người phạm tội. Có lẽ Viện Trọng tài Stockholm hoặc một tòa án quốc tế khác sẽ đảm nhận việc này", - Leonid Khazanov, chuyên gia công nghiệp độc lập, nói.
Nếu vụ việc này được công nhận là sự kiện bảo hiểm, thì công ty bảo hiểm sẽ trả tiền, nhưng, vẫn phải có một cuộc điều tra, - Dmitry Adamidov, nhà phân tích độc lập trong lĩnh vực năng lượng, chỉ ra. Tuy nhiên, theo ông, vấn đề chính ở đây không phải là nguồn tài trợ. Có chú ý đến những vấn đề trong ngành công nghiệp và hậu cần châu Âu, cũng như các lệnh trừng phạt lẫn nhau, việc đặt hàng khôi phục đường ống là một nhiệm vụ không dễ dàng. Hơn nữa, hiện nay không có nhiều chuyên gia có đủ năng lực để sửa chữa đường ống dẫn khí đốt chạy dưới biển.
Châu Âu đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Tờ Tagesspiegel dẫn các nguồn tin từ chính phủ Đức cho biết, giới chức trách an ninh Đức cho rằng các đường ống của Nord Stream 1 và 2 ở biển Baltic có thể không sửa chữa được sau vụ “phá hoại”. Các quan chức Đức cảnh báo, nếu đường ống dẫn khí đốt Nord Stream không được sửa chữa nhanh chóng, rất nhiều nước muối có thể chảy vào bên trong các đường ống nằm dưới đáy biển Baltic và ăn mòn, dẫn đến không thể phục hồi được.
Giá khí đốt tăng bùng nổ
Nhưng, các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream không thể được sửa chữa nhanh chóng. Quá trình nghiên cứu các điểm rò rỉ sẽ mất vài tuần, và việc khắc phục sẽ kéo dài nhiều tháng.
Bây giờ nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu đi qua lãnh thổ Ukraina (khoảng 42 triệu mét khối mỗi ngày) và qua đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng, đường ống Nord Stream vẫn có thể được sử dụng để làm dịu cuộc đấu tranh địa chính trị và châu Âu có thể nhận được nhiên liệu xanh đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, - nhà tư vấn đầu tư tư nhân Nikolai Neplyuev, thành viên của Hiệp hội các giám đốc công ty độc lập, ghi nhận.
Châu Âu đã mất cơ hội giải quyết vấn đề và khôi phục nguồn cung cấp khí đốt từ Nga. Chi phí nhiên liệu sẽ chỉ tăng, có nghĩa là toàn bộ ngành công nghiệp sử dụng nhiều khí đốt sẽ phải trả giá rất đắt hoặc dừng sản xuất.
Đừng sản xuất
Hàng trăm nhà máy ở châu Âu trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng đang gặp rủi ro. Và ngành luyện kim và sản xuất phân bón sẽ bị thiệt hại nặng nhất - 70% nhà máy phân bón ở châu Âu dừng sản xuất vì giá khí đốt tăng vọt.
Kể từ tháng 9, Slovalco, nhà cung cấp nhôm chính trên lục địa, đã cắt giảm sản lượng ở Slovakia. Nhà máy luyện kẽm Budel của Hà Lan dừng hoạt động kể từ đầu tháng 9. Công ty Chimcomplex khổng lồ của Romania đã dừng sản xuất polyols, octanol và isobutanol, cần thiết cho việc sản xuất keo dán, chất bịt kín và sơn bóng. Do giá khí đốt quá cao, ANWIL của Ba Lan không hoạt động và Yara của Na Uy giảm công suất tới 35%. Tại Đức, SKW Sticksoffwerke Piesteritz đóng cửa các chi nhánh trên khắp đất nước.
"Nếu Châu Âu bị cắt nguồn cung khí đốt từ Nga, tất cả các doanh nghiệp sản xuất phân lân và kali sẽ dừng hoạt động. Đồng thời, số phận này sẽ ập đến với các nhà máy luyện kim, ô tô, thực phẩm và nhiều nhà máy điện sử dụng nhiên liệu xanh. Đoàn tàu hỏa chở khách và chở hàng sẽ phải dừng lại", - Leonid Khazanov lưu ý.
Kết quả là, vào mùa đông cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu sẽ bước vào một giai đoạn đáng sợ. Đến lượt mình, Nga bị tước đi thu nhập tiềm năng từ nguồn cung cấp khí đốt trong một thời gian không xác định. Bộ Ngoại giao Nga đã tuyên bố rằng, Matxcơva sẵn sàng điều tra nguyên nhân sự cố Nord Stream cùng với Brussels. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc họp vào thứ 6 30/9 theo yêu cầu của Matxcơva để thảo luận về vụ phá hoại đường ống dẫn khí đốt.