“Nếu Nga và các nước châu Âu có thể hợp tác vói nhau trong việc điều tra sự cố ngay cả khi sự hợp tác đó là cực kỳ hạn chế, thì điều này <...> sẽ giúp giảm bớt tình trạng đối đầu và tránh có thêm mâu thuẫn", - ấn phẩm viết.
Đồng thời các tác giả bài báo lưu ý rằng hành động phá hoại là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các quan hệ quốc tế, vì nó có thể vô hiệu hóa nỗ lực của EU trong việc ổn định giá nhiên liệu và gây ra khủng hoảng quy mô lớn trong khu vực.
Do đó, việc ngăn chặn rò rỉ khí đốt tại “Dòng chảy phương Bắc” và “Dòng chảy phương Bắc -2” trong tương lai là lợi ích của cả Moskva lẫn các quốc gia châu Âu.
Ngày 28/9, các điều tra viên của FSB Nga đã mở vụ án hình sự về hành vi khủng bố quốc tế liên quan đến các vụ nổ tại đường ống “Dòng chảy phương Bắc” và “Dòng chảy phương Bắc -2”.
Cảnh sát Thụy Điển về phần mình đã lập biên bản về hành vi phạm tội theo điều khoản “Phá hoại nghiêm trọng” và bắt đầu điều tra trường hợp rò rỉ khí đốt từ những đường ống khí đốt kể trên. Có thông tin cho biết các trạm quan trắc ở Thụy Điển và Đan Mạch ghi nhận có các vụ nổ mạnh ngay từ trước khi phát hiện rò rỉ. Hiện tại, các nhà chức trách hàng hải của Thụy Điển và Đan Mạch đã thiết lập khu vực an ninh dài 5 dặm xung quanh những vị trí này.
Ngoài ra, Ủy ban Châu Âu bắt đầu xem xét những hậu quả vụ việc có thể gây ra và tác động của chúng đối với tình hình môi trường và hoạt động hàng hảitrong khu vực.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov công nhận rằng nguyên nhân vụ việc có thể là hành động phá hoại. Theo ông, sự cố xảy ra là vấn đề ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của toàn châu lục.