Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

Nga phản ứng trước tuyên bố của Tổng thư ký LHQ về cuộc trưng cầu dân ý

Nga lấy làm tiếc về việc Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres quyết định đóng một vai trò gây ảnh hưởng đến lập trường của các nước thành viên LHQ trước cuộc thảo luận tại Đại hội đồng về chủ đề trưng cầu dân ý diễn ra ở các khu vực DNR, LNR, Kherson và Zaporozhye, Phó đại diện thứ nhất của Nga tại LHQ Dmitry Polyansky viết trên Twitter.
Sputnik
Trước đó, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đưa ra tuyên bố về cuộc trưng cầu dân ý ở các khu vực DNR, LNR, Kherson và Zaporozhye. Theo ông, bất kỳ quyết định nào về việc sáp nhập những khu vực đó đều không có hiệu lực pháp lý và đáng bị lên án. Ông tuyên bố rằng quyết định như vậy "không thể hòa hợp với cơ sở luật pháp quốc tế", "là một sự leo thang nguy hiểm" và "không nên được thông qua". Theo ông, không thể gọi các cuộc trưng cầu dân ý vừa qua là sự thể hiện chân chính ý nguyện của nhân dân. Đáp lại ltuyên bố nói trên của Tổng Thư ký LHQ, Phái đoàn thường trực Liên bang Nga đã đăng bài bình luận.
“Chúng tôi lấy làm tiếc rằng Tổng thư ký đã quyết định đóng vai trò trong việc gây ảnh hưởng đến lập trường của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc ngay trước khi diễn ra cuộc thảo luận tại Đại hội đồng do các nước phương Tây khởi xướng về chủ đề trưng cầu dân ý”, - ông Polyansky viết.
Theo dự kiến, vào thứ Sáu hoặc đầu tuần tới Hoa Kỳ và Albania sẽ đưa ra bỏ phiếu dự thảo nghị quyết do họ soạn thảo lên án các cuộc trưng cầu dân ý. Liên bang Nga vì những lý do rõ ràng sẽ áp dụng quyền phủ quyết. Sau đó theo thể lệ vấn đề sẽ được đưa ra thảo luận tại Đại hội đồng.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
LHQ cho biết sẽ không chấp nhận kết quả của các cuộc trưng cầu dân ý vừa qua
Phái đoàn thường trực của Liên bang Nga trong bối cảnh các cuộc trưng cầu dân ý đã nhắc nhở Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres về những điều khoản của Tuyên bố năm 1970 về các nguyên tắc luật pháp quốc tế liên quan đến quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia - trong đó nói rằng sự toàn vẹn lãnh thổ được đảm bảo đối với các quốc gia có chính phủ đại diện cho toàn thể nhân dân, không phân biệt chủng tộc, màu da và tôn giáo.
Phái bộ lưu ý rằng Moskva chưa bao giờ nghe thấy từ Tổng thư ký những phát biểu lên án chế độ Kiev, chế độ trong hơn tám năm kể từ cuộc đảo chính bất hợp pháp do phương Tây tài trợ và tổ chức đã tiến hành chiến tranh chống lại chính người dân của mình và mọi thứ thuộc về Nga, bao gồm cả văn hóa, ngôn ngữ và bản sắc Nga.
“Chế độ Kiev trong suốt những năm tháng đó đã ném bom, giết hại, hành hạ, bắt cóc và ngược đãi người dân Donbass”, - bài bình luận viết.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Hoa Kỳ muốn đạt tới việc thông qua nghị quyết về Ukraina không qua Hội đồng Bảo an LHQ
Phái đoàn thường trực trích dẫn điều khoản của Tuyên bố năm 1970: "Tính toàn vẹn lãnh thổ được đảm bảo cho các quốc gia có "chính phủ đại diện cho toàn thể người dân thuộc về vùng lãnh thổ đó, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo hoặc màu da".

“Rõ ràng chính quyền Kiev, những người trong những năm tháng ấy đã đàn áp phần lớn người dân vì các lý do liên quan đến quốc tịch, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa, không đáp ứng được tiêu chí đó. Hơn nữa, theo Tuyên bố này, “mỗi quốc gia đều có nghĩa vụ kiềm chế mọi hành động bạo lực nhằm tước đoạt của các dân tộc... quyền tự quyết, tự do và độc lập của họ", - văn bản viết.

Phái đoàn thường trực tuyên bố rằng Ukraina, với sự đồng lõa hoàn toàn của các quốc gia phương tây, đang vi phạm nghiêm trọng không chỉ riêng điều khoản nói trên, mà còn cả các thỏa thuận Minsk đã được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tán thành.
Thảo luận