Một phái đoàn gồm bảy nghị sĩ Đức do Wilsch dẫn đầu đã đến Đài Loan vào Chủ nhật, đây là chuyến thăm đầu tiên của các thành viên Hạ viện tới hòn đảo kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19 vào năm 2019. Như Bộ Ngoại giao Đài Loan lưu ý trước đó, sau Pháp, Đức trở thành quốc gia châu Âu thứ hai cử phái đoàn đến Đài Loan sau khi căng thẳng leo thang ở cả hai bên eo biển Đài Loan vào tháng 8 do kết quả chuyến thăm Đài Bắc của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi.
"Quốc hội Đức đã đề cập trong nhiều tài liệu và các cuộc thảo luận khác nhau rằng nếu Đài Loan đối mặt với mối đe dọa quân sự, chúng tôi sẽ dũng cảm đứng lên giúp đỡ và hỗ trợ Đài Loan", - trang web của tổng thống Thái Loan dẫn lời Wilsch.
Ông không cho biết cụ thể, đó là sự hỗ trợ ở dạng nào.
Tình hình xung quanh Đài Loan đã bùng phát leo thang sau chuyến thăm gần đây của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến hòn đảo. Vốn luôn coi coi hòn đảo này là một tỉnh của nước mình, Trung Quốc lên án chuyến thăm của bà Pelosi, cho rằng đây là bước đi của phía Mỹ nhằm ủng hộ chủ nghĩa ly khai của Đài Loan, và Bắc Kinh bắt đầu tiến hành những cuộc tập trận quy mô lớn.
Lịch sử quan hệ Trung Quốc - Đài Loan
Quan hệ chính thức giữa chính quyền trung ương CHND Trung Hoa và tỉnh đảo Đài Loan bị gián đoạn vào năm 1949, sau khi lực lượng Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo chuyển đến Đài Loan vì thất bại trong cuộc nội chiến với đảng Cộng sản Trung Quốc. Các liên hệ kinh doanh và phi chính thức giữa hòn đảo và Trung Hoa đại lục đã nối lại vào cuối những năm 1980. Từ đầu những năm 1990, các bên bắt đầu tiếp xúc thông qua các tổ chức phi chính phủ như Hiệp hội BK về Phát triển quan hệ qua eo biển Đài Loan và Quỹ Đài Bắc về giao lưu xuyên eo biển.
CHND Trung Hoa coi hòn đảo là tỉnh của mình và luôn phản đối mọi cuộc tiếp xúc giữa đại diện Đài Bắc với các quan chức đương nhiệm, đặc biệt là các quan chức cấp cao hoặc quân đội từ các quốc gia mà Bắc Kinh có quan hệ ngoại giao.