Việt Nam cảnh báo công dân về tình hình đảo chính căng thẳng ở Burkina Faso

Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Morocco kiêm nhiệm Burkina Faso thông tin về tình hình công dân Việt Nam trước sự kiện đảo chính tại Burkina Faso.
Sputnik
Đánh giá tin tức, tình hình đảo chính căng thẳng tại Burkina Faso còn diễn biến phức tạp, bạo lực vẫn xảy ra, Đại sứ quán đề nghị công dân Việt Nam tăng cường bảo đảm an toàn, không đến các điểm nóng bất ổn.

Chưa công dân Việt Nam nào bị ảnh hưởng do đảo chính ở Burkina Faso

Tin từ Bộ Ngoại giao cho biết, Đại sứ quán Việt Nam tại Morocco kiêm nhiệm Burkina Faso đã có thông tin khuyến cáo đến công dân trước các diễn biến căng thẳng gần đây của quốc gia nằm ở Tây Phi.
Cụ thể, theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Morocco kiêm nhiệm Burkina Faso, chưa có tin công dân Việt Nam bị ảnh hưởng do bạo loạn, đảo chính.
Multimedia
Đảo chính - quân đội Burkina Faso giải tán chính phủ và đóng cửa biên giới
“Hiện chưa ghi nhận công dân Việt Nam bị ảnh hưởng về tính mạng, sức khỏe và tài sản trước sự kiện đảo chính tại Burkina Faso và tình hình bạo loạn tại địa bàn”, - Đại sứ quán cho biết.

Tình hình Burkina Faso vẫn phức tạp

Cơ quan ngoại giao của Việt Nam thông tin, rạng sáng ngày 30/9, nhiều tiếng nổ lớn đã xảy ra tại Ouagadougou, thủ đô của Burkina Faso.
Đến tối cùng ngày, lực lượng quân đội nổi dậy do Đại úy Ibrahim Traoré đứng đầu đã phế truất Tổng thống chính quyền chuyển tiếp Paul-Henri Sandaogo Damiba, giải tán toàn bộ Chính phủ và Quốc hội.
“Tình hình Burkina Faso hiện vẫn đang diễn biến phức tạp, bạo lực còn diễn ra ở một số nơi”, - Đại sứ quán cảnh báo.
Do đó, theo Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Morocco kiêm nhiệm Burkina Faso đề nghị công dân Việt Nam hiện đang sinh sống, làm ăn tại Burkina Faso cần theo dõi sát diễn biến tình hình.
Phiến quân thánh chiến tấn công quán cà phê tại Burkina-Faso, 17 người thiệt mạng
“Công dân không đến các điểm nóng bất ổn, tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chức năng nước sở tại”, - Đại sứ quán lưu ý.
Trong trường họp cần trợ giúp hoặc có thông tin về công dân Việt Nam gặp nạn, đề nghị liên hệ theo đường dây nóng sau: + 212 761 868 729 hoặc địa chỉ: ambassadevn.maroc@gmail.com của Đại sứ quán Việt Nam tại Morocco kiêm nhiệm Burkina Faso.

Căng thẳng sau đảo chính quân sự ở Burkina Faso

Trước đó, tình hình căng thẳng ở Burkina Faso thu hút sự chú ý của dư luận thế giới.
Hôm 30/9, quân đội Burkina Faso tuyên bố đứng lên giành chính quyền, lật đổ Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Phe Quân đội cho rằng, Tổng thống Paul-Henri Damiba không có khả năng đối phó với cuộc nổi dậy ngày càng trầm trọng của lực lượng Hồi giáo.
Như đã biết, quốc gia Tây Phi Burkina Faso đã trở thành tâm điểm của bạo thực do các lực lượng nổi dậy được cho là có liên kết với tổ chức khủng bố Al-Qaeda và Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS* (tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga) thực hiện, khởi nguồn từ Mali (láng giềng của Burkina Faso) vào năm 2012 sau đó lan sang các quốc gia Tây Phi khác ở phía nam sa mạc Sahara.
Như vậy, chỉ trong 8 tháng Burkina Faso đã xảy ra 2 cuộc đảo chính quân sự, trong bối cảnh quốc gia Tây Phi này đang đối mặt với tình trạng bạo lực nghiêm trọng, dẫn đến thương vong, thay đổi chính quyền, trật tự bộ máy.
126 con tin được giải thoát khỏi khách sạn tại thủ đô Burkina Faso
Cuộc đảo chính ngày 30 tháng 9 tại Burkina Faso cũng làm dấy lên lo ngại vì nguy cơ phá vỡ cấu trúc an ninh và đặt ra bài toán khó cho Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS) vốn đã cố gắng thuyết phục các nhà lãnh đạo đảo chính trong khu vực quay trở lại chế độ dân sự càng sớm càng tốt để tình hình nhanh chóng được ổn định.
Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi cũng đã lên tiếng phản đối hoàn toàn đối với bất kỳ hành động chiếm đoạt hoặc duy trì quyền lực qua các biện pháp vi hiến.
Chỉ một ngày sau vụ đảo chính quân sự tại đây, hôm 1/10, Liên Hợp Quốc đã lên án mạnh mẽ vụ đảo chính quân sự tại Burkina Faso, đồng thời, tuyên bố không chấp nhận bất kỳ hành động chiếm quyền bằng vũ lực nào.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã lên tiếng kêu gọi các bên ở quốc gia Tây Phi kiềm chế bạo lực, thúc đẩy đối thoại nhằm khôi phục an ninh, trật tự Hiến pháp, bảo đảm tính mạng, sự an toàn cho người dân.
Thảo luận