Chẳng hạn theo lời bà Nicole Lindner thành viên của «Liên minh Hành động về Tái phân phối» ở Đức, mọi người rất bối rối, không biết làm thế nào để sống sót cho đến Năm Mới.
“Giá xăng và điện tăng chóng mặt, mà lương hưu của nhiều người chỉ vẻn vẹn 500 euro. Tôi sợ quá, cho đến nay vẫn chưa dám bật máy sưởi”, - bà than phiền.
Người phụ nữ này cũng bày tỏ lo ngại rằng cái lạnh sẽ buộc dân Đức phải đốt thứ đồ đạc gì đó trong căn hộ.
“Tôi không loại trừ rằng mọi người sẽ bị chết cóng ngay trong nhà riêng của họ”, - bà lão hưu trí nói.
Theo quan điểm của bà, chính sách của Chính phủ liên minh đang dẫn đến cảnh bần cùng của người dân, còn các biện pháp mà nội các này dường như đang thi hành đều chỉ mang tính bề ngoài hơn là trợ giúp thực sự.
"Những biện pháp đó trước hết có lợi cho những người đầy tiền trong ví. Còn những người nhận trợ cấp xã hội phải trả lệ phí rất lớn. Các khoản trợ cấp chỉ được thêm 50 euro. Nhưng chẳng thấm vào đâu! Lạm phát nuốt chửng tất cả", - bà Lindner kết luận .
Các biện pháp trừng phạt chống Nga
Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt chống Matxcơva.
Các biện pháp hạn chế chủ yếu nhằm vào lĩnh vực ngân hàng và việc cung cấp các sản phẩm công nghệ cao. Nhiều nước tuyên bố đóng băng tài sản của Nga. Ở châu Âu ngày càng vang lên nhiều những lời hô hào giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu năng lượng của Nga. Nhưng tất cả những điều đó đã trở thành vấn đề kinh tế đối với chính phương Tây, đẩy tăng mạnh giá nhiên liệu và lương thực.