Việt Nam không cắt đứt quan hệ với Nga, Hà Nội đang vun đắp, phát triển mối quan hệ với Matxcơva

Chính sách đối ngoại, các vấn đề an ninh và kinh tế là các chủ đề chính trong các bài báo và thông tin về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài vào tuần này.
Sputnik
Các chủ đề này sẽ được đề cập đến trong chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Lào quan trọng đối với Trung Quốc, nhưng đối với Việt Nam nước Lào là một đối tác không thể thiếu

Năm nay, Việt Nam kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với nước láng giềng gần gũi nhất là Lào. Tờ The Diplomat đăng tải một bài dài về mối quan hệ giữa hai quốc gia này, trong đó tác giả phân tích chi tiết những tình huống phức tạp trong mối quan hệ này. Các bài bình luận gần đây nhất đã nhấn mạnh rằng, Lào đang ngày càng trượt vào quỹ đạo của Trung Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ đang diễn ra. Lào đang tìm cách tận dụng nền kinh tế đang phục hồi của Trung Quốc để phát triển cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, trong khi vẫn hợp tác với Việt Nam - đồng minh lâu năm của Lào - trong lĩnh vực an ninh.
Vượt Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Lào
Tác giả bài báo kết luận, Lào là một đối tác quan trọng đối với Trung Quốc, nhưng, đối với Việt Nam, Lào là một đối tác không thể thiếu. Một số ấn phẩm đã đăng thông tin về việc Việt Nam cấm chiếu phim truyền hình "Little Women" (Ba chị em) của Hàn Quốc, bởi vì trong bộ phim có những tình tiết xuyên tạc lịch sử Việt Nam, ca ngợi những người lính man rợ. Soompi đưa tin rằng, ngày 6/10, bộ phim Hàn Quốc “Little women” đã không còn trên nền tảng xem phim trực tuyến Netflix.

Các nguyên tắc cơ bản của chiến lược an ninh hàng hải Việt Nam

Trang mạng The Strategist của Viện Chính sách chiến lược Australia (ASPI) phân tích chiến lược an ninh hàng hải của Việt Nam. Phần lớn dân số và cơ sở hạ tầng của Việt Nam tập trung ở ven biển nên dễ bị tấn công từ biển. Ngoài ra, thương mại vận tải hàng hải đóng một vai trò rất lớn trong nền kinh tế của Việt Nam. Ấn phẩm bác bỏ khả năng Trung Quốc tấn công Việt Nam từ đất liền vì chiến dịch như vậy là rất tốn kém, đồng thời nhấn mạnh giá trị của Việt Nam đối với các đối tác phương Tây, điều này làm tăng sự quan tâm của các nước khác đối với an ninh hàng hải.

Vinfast sẽ đánh bại Tesla trong tương lai?

Tờ Loadstar đưa tin về việc Việt Nam đang xuất khẩu “bùng nổ” nhờ các hiệp định thương mại tự do, đồng thời lưu ý đến suy thoái kinh tế ở các thị trường điểm đến, cũng như về việc Việt Nam phụ thuộc nguyên liệu từ Trung Quốc. Bloomberg đưa tin, VN-Index giảm mạnh và vẫn chưa dò thấy đáy sau khi đồng Việt Nam suy giảm kỷ lục và làn sóng bán tháo do lo ngại lãi suất tăng, cũng như về việc các nhà đầu tư giẫm đạp lên nhau tháo chạy khỏi thị trường. Vietnam Briefing nêu bật những lợi ích và thách thức của việc Apple chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam. Theo phân tích của các chuyên gia JP Morgan, Việt Nam sẽ đóng góp 20% tổng số các sản phẩm iPad và Apple Watch, 5% MacBook và 65% AirPods vào năm 2025. Điều này sẽ biến Việt Nam thành một trong những trung tâm sản xuất quan trọng nhất của công ty. Nhưng công ty phải đối mặt với những vấn đề. Việt Nam sẽ sớm đánh mất lợi thế so sánh về lao động giá rẻ do già hóa dân số và chi phí lao động tăng cao. Giải pháp hiệu quả nhất là tăng năng suất lao động, nhưng, đây là một quá trình rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, tờ báo lưu ý. Nikkei Asia viết rằng, nạn quan liêu cùng với sự kém năng lực đang khiến các dự án đường sắt đô thị ở Việt Nam chậm tiến độ, chẳng hạn như việc khai trương tuyến số 3 của Đường sắt đô thị Hà Nội có chiều dài 12,5 km bị trì hoãn đến năm 2027, trong khi ngày mục tiêu là năm 2015.
VinFast so đua với Tesla và khát vọng đưa Việt Nam vươn tầm thế giới của ông Vượng Vin
Korea Times đưa tin về việc nhà máy của LS Electric từ Hà Nội chuyển đến Bắc Ninh và có khả năng tăng gấp đôi sản lượng từ 25 triệu USD lên 45 triệu USD. LS Electric đặt mục tiêu biến Việt Nam thành cơ sở sản xuất và bán các giải pháp năng lượng quan trọng ở Đông Nam Á. Asean Briefing tự hỏi liệu VinFast của Việt Nam có phải là đối thủ thực sự của Tesla trên thị trường xe điện hay không, và trả lời rằng, với các dịch vụ công nghệ cao, rẻ hơn, VinFast có thể là mối đe dọa thực sự đối với các nhà sản xuất hiện tại. Beverage Daily đưa tin, trải qua một số dự án mở rộng, nhà máy bia Heineken Việt Nam - Vũng Tàu đã tăng công suất lên hơn 36 lần chỉ trong vòng 5 năm và trở thành nhà máy bia lớn nhất của thương hiệu này tại Đông Nam Á. Báo cáo của Big Asia cho biết lượng khách du lịch nước ngoài đến thăm Việt Nam năm nay đã tăng gấp 16,4 lần so với năm ngoái. Du khách Nga sẽ sớm tham gia cùng họ. Nga đang đàm phán nối lại các chuyến bay thẳng tới Việt Nam, Myanmar, Thái Lan và Indonesia, Tatar Inform đưa tin.

Hợp tác trong lĩnh vực pháp lý và khoa học

Ấn phẩm có uy tín của Nga Kommersant viết về chuyến thăm Việt Nam của đoàn đại biểu Tổng Viện kiểm sát Liên bang Nga. Tại cuộc gặp với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí, Viện trưởng Tổng Viện Kiểm sát Liên bang Nga Igor Krasnov cho biết, do chiến dịch quân sự đặc biệt, một số đồng nghiệp nước ngoài đã ngừng hợp tác với cơ quan giám sát Nga, và nước họ trở thành nơi trú ẩn đối với các tội phạm bị đưa vào danh sách truy nã quốc tế. Ông Igor Krasnov nhấn mạnh, điều đặc biệt quan trọng là trong điều kiện đó Việt Nam vẫn là người bạn và đối tác chiến lược đáng tin cậy của Nga. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao của Việt Nam và Tổng Viện Kiểm sát Liên bang Nga đã ký kết chương trình hợp tác dài hạn.
Các nhà khoa học Nga và Việt Nam cùng nhau phát triển dự án thành phố thông minh
Tờ In Dubna City đưa tin về phái đoàn của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam do Viện trưởng Châu Văn Minh dẫn đầu đến thăm Viện Liên hiệp nghiên cứu hạt nhân, Dubna (Viện Dubna-JINR). Tại các cuộc gặp này phía Việt Nam nhấn mạnh rằng, Chính phủ Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ hợp tác chặt chẽ của JINR với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ và các viện nghiên cứu khác của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo năng lực chuyên gia hạt nhân. Tờ Vladivostok News cho biết, các đại diện của Bộ Ngoại giao Việt Nam hướng tới Nga và Ukraina kêu gọi nối lại quá trình đàm phán để giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ngoại giao hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Họ cũng đề nghị coi mình là người hòa giải trong vấn đề khó khăn này, vấn đề không chỉ liên quan đến tình hình của một khu vực cụ thể, mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định phạm vi toàn cầu.
Thảo luận