Ba Lan lao vào chỉ trích đồng minh sau khi nguồn cung khí đốt từ Nga bị cắt

MOSKVA (Sputnik) - Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cáo buộc Na Uy cố gắng trục lợi từ việc xuất khẩu khí đốt sang châu Âu sau khi nguồn cung từ Nga bị cắt giảm, báo Washington Post viết.
Sputnik
Tờ báo lưu ý rằng nhiều người ở châu Âu chỉ trích quốc gia Scandinavia này vì đã gia tăng thu nhập đáng kể kể từ khi bùng phát chiến sự ở Ukraina.
"Những người chỉ trích gọi thu nhập từ việc bán tài nguyên năng lượng là không đứng đắn. Thủ tướng Ba Lan kêu gọi Na Uy chia sẻ nguồn thu nhập "quá mức, khổng lồ" đó cho Ukraina, sau khi cáo buộc Oslo gián tiếp trục lợi từ cuộc xung đột", - bài báo viết.
Ấn phẩm nhấn mạnh rằng Oslo không đồng ý với những lời trách móc như vậy nhằm vào mình, chỉ ra việc nước này ủng hộ các lệnh trừng phạt của EU, việc cung cấp viện trợ quân sự cho Kiev, cũng như việc họ ủng hộ chính châu Âu về khí đốt.
Cựu Ngoại trưởng Ba Lan xóa tuyên bố của mình cảm ơn Hoa Kỳ vì đã làm hỏng đường ống dẫn khí đốt

Các biện pháp trừng phạt chống Nga biến thành boomerang cho phương Tây

Sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina bắt đầu các nước phương Tây liền áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moskva. Việc này đã đẩy châu Âu vào khủng hoảng kinh tế và năng lượng, làm giá nhiên liệu và lương thực tăng cao. Tình hình trở nên trầm trọng hơn khi đường ống dẫn khí đốt chính của Nga cung cấp cho lục địa này bị đóng. Việc xuất khẩu khí đốt qua “Dòng chảy phương Bắc” đã dừng hẳn vào cuối tháng 8 do sự cố tuabin chính tại trạm cấp khi Portovaya. Nga lưu ý rằng không thể sửa chữa các tổ máy bơm khí của Siemens do các biện pháp hạn chế.

Sự cố tại đường ống “Dòng chảy phương Bắc”

Vào cuối tháng 9 đã xuất hiện hiện tượng rò rỉ khí tại đường ống “Dòng chảy phương Bắc”. Đức, Đan Mạch và Thụy Điển không loại trừ đó là hành động phá hoại có chủ đích. Công ty điều hành dự án Nord Stream AG cho biết tình trạng khẩn cấp về đường ống dẫn khí là chưa từng có tiền lệ và không thể ước tính thời gian sửa chữa sẽ mất bao lâu. Cơ quan Tổng công tố đã khởi tố vụ án về hành vi khủng bố quốc tế sau khi “Dòng chảy phương Bắc” bị hư hại. Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch Jeppe Kofod cho biết chính phủ nước này kiên quyết từ chối sự tham gia của Nga vào tiến trình điều tra vụ phá hoại và xác định danh tính những đối tượng chịu trách nhiệm.
Thảo luận