Trung Quốc dùng biện pháp nào để chống bá quyền công nghệ Hoa Kỳ

Buổi trình diễn chính trị ở Mỹ với lời đe dọa về hợp kim Trung Quốc dành cho nam châm đã thất bại. Việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu kim loại đất hiếm phụ thuộc vào bối cảnh địa chính trị. Trung Quốc sẽ chống lại thói bá quyền công nghệ của Hoa Kỳ bằng nguồn lực tổ chức và trí tuệ của riêng mình.
Sputnik
Việc sử dụng hợp kim của Trung Quốc để sản xuất nam châm cho thiết bị điện của tiêm kích tàng hình F-35 không còn là động tác vi phạm các quy định của Hoa Kỳ về mua sắm quốc phòng. Một tháng sau khi ban hành lệnh cấm, nguồn cung cấp hợp kim xuất xứ từ Trung Quốc cho máy bay Lockheed Martin F-35 lại có thể khôi phục, với điều kiện hợp kim này chỉ sử dụng cho các bộ phận động cơ, - Lầu Năm Góc thông báo. Tương ứng, Lầu Năm Góc nối lại việc tiếp nhận các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 tiên tiến nhất.
Sau khi khâu tiếp nhận các máy bay này bị đình chỉ hồi tháng 9, kênh truyền hình Mỹ CNN dẫn nguồn từ Lầu Năm Góc đưa tin đã tìm ra phương án thay thế cho nguồn cung từ Trung Quốc. Đó có thể chỉ đơn giản là mánh lới «tin vịt» tuyên truyền, nhưng có vẻ là các nhà sản xuất đã phải tính toán những thiệt hại mà họ có thể đối mặt nếu các nhà cung cấp linh kiện nam châm của Trung Quốc bị buộc phải rời khỏi thị trường Mỹ.
Mỹ đưa 31 công ty Trung Quốc vào danh sách hạn chế xuất khẩu
Như vậy lợi ích thương mại hoàn toàn có thể dễ dàng đẩy các tham chiếu trước đó về vi phạm mua sắm quốc phòng của Hoa Kỳ xuống hàng thứ yếu. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Tiền Á Húc (Qian Yaxu) từ Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Viện Truyền thông Tây Nam đã gọi đây là một ví dụ điển hình của loại chương trình chính trị được dàn dựng để xoáy vào luận điểm về mối đe dọa từ Trung Quốc.
Song hành với chiêu thao tác chính trị, khi cần Hoa Kỳ còn ngăn chặn và trấn áp các công ty Trung Quốc. Điều này chứng tỏ bằng những hạn chế mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố vào thứ Sáu tuần trước. Washington đã hạn chế 28 công ty công nghệ Trung Quốc trong việc tiếp cận chip bán dẫn và các sản phẩm siêu máy tính khác, sản xuất bằng công nghệ Mỹ trên khắp thế giới. Hoa Kỳ đang lạm dụng biện pháp kiểm soát xuất khẩu để duy trì vị thế bá chủ công nghệ của mình, - Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.

Bá quyền công nghệ

Bá quyền công nghệ là một phần không thể thiếu của quyền bá chủ toàn cầu mà Hoa Kỳ muốn đạt tới, - chuyên gia Alexandr Lomanov, Phó Giám đốc Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) lưu ý trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

"Trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tục nói không chấp nhận bá quyền của Hoa Kỳ. Trung Quốc thường nói về bá quyền kinh tế và bá quyền quân sự, nhưng bây giờ đã xuất hiện một công cụ mới, vốn không quá nổi bật trong thập kỷ trước."

"Đó là bá quyền công nghệ, khi kiểm soát công nghệ hiện đại là công cụ để duy trì và củng cố vị trí thống lĩnh của Hoa Kỳ không chỉ trong lĩnh vực công nghệ, mà còn cả trên bình diện kinh tế và chính trị thế giới, và tương ứng là cả lĩnh vực quân sự-chính trị. Mặt trận tranh đấu giành quyền bá chủ công nghệ do Tổng thống Trump mở ra."

Mỹ có thể hạn chế đầu tư vào các công ty công nghệ Trung Quốc

"Ở đây là cuộc đấu nghiêm trọng và lâu dài, mục tiêu là duy trì quyền bá chủ toàn cầu của Hoa Kỳ. Và trong cuộc chiến này, mọi phương tiện đều tốt. Hiện thời chúng không mang tính chất quân sự, nhưng quy mô của những biện pháp mà Hoa Kỳ sẵn sàng sử dụng vì lợi ích bá chủ của mình đang ngày càng lớn hơn."

Chuyên gia Alexandr Lomanov cho rằng Bắc Kinh đủ sức chống lại bá quyền công nghệ bằng nguồn lực tổ chức và trí tuệ của chính Trung Quốc. Khả năng ứng nghiệm đổi mới là nguồn lực cơ bản và chủ yếu của Trung Quốc. Và nguồn lực thứ hai là khả năng kết bạn với các nước láng giềng ở châu Á, kể cả những nước thân Mỹ. Trong khuôn khổ văn hóa Á Đông, Trung Quốc sẽ tìm thấy cơ hội tương tác với Hàn Quốc và Nhật Bản để sự phong tỏa công nghệ của Hoa Kỳ không biến thành bức tường bất khả xâm phạm vây quanh Trung Quốc.

Siết chặt kiểm soát xuất khẩu

Một trong những biện pháp phản ứng của Trung Quốc đối với việc thiết lập quyền bá chủ công nghệ của Hoa Kỳ cũng có thể là siết chặt kiểm soát xuất khẩu. Cụ thể, là kim loại đất hiếm, vốn được sử dụng trong sản xuất máy bay chiến đấu tàng hình tương tự như F-35 của Mỹ. Các chiến đấu cơ này đóng quân tại các căn cứ của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chẳng hạn ở Nhật Bản và Hàn Quốc, là hiện thân mối lo ngại về an ninh của Bắc Kinh bởi những cuộc tập trận sát gần biên giới Trung Quốc. Chuyên gia Tiền Á Húc cho rằng khả năng Trung Quốc áp đặt các hạn chế của mình đối với Hoa Kỳ sẽ tuỳ thuộc vào tình hình địa chính trị.
Còn chuyên gia Alexandr Lomanov thì cho rằng Trung Quốc sẽ không lạm dụng biện pháp trừng phạt giống như cách mà Hoa Kỳ liên tục áp đặt.

“Con át chủ bài của Trung Quốc là bước đột phá trong việc tạo ra năng lực khoa học và sản xuất của chính họ, chứ không phải là nỗ lực giáng đòn tấn công Hoa Kỳ. Bởi nếu không, Trung Quốc sẽ tự hủy hoại danh tiếng của mình, thứ mà họ rất cẩn thận tạo ra, và đang trở nên có sức thuyết phục. Trung Quốc đang đấu tranh cho dỡ bỏ rào cản thương mại, để mở cửa, ủng hộ thương mại quốc tế tự do. Nếu tình hình trở nên khá nguy cấp, cận kề bờ vực xung đột quân sự, thì những hạn chế như vậy là có thể. Nhưng khoản đặt cược chính của Trung Quốc sẽ không gây hại cho Hoa Kỳ, thậm chí còn sẽ đầu tư nhiều hơn vào tăng tốc phát triển tiềm năng của chính nước này. Bắc Kinh sẽ cố gắng thu hút chiếm cảm tình của các nước đang phát triển trên khắp thế giới và các nước láng giềng phát triển cao ở Đông Á, hứa hẹn với họ một không gian đáng tin cậy, được bảo vệ chắc chắn khỏi các lệnh trừng phạt, nơi họ có thể giao dịch một cách bình tĩnh và bền vững", - ông Lomanov nói.

Trung Quốc và Mỹ: Có triển vọng nào cho tan băng thương mại?
Hoa Kỳ quyết tâm huy động mọi nỗ lực để kìm hãm đà phát triển của Trung Quốc, ngăn cản không cho Trung Quốc tích lũy sức mạnh công nghệ. Công cuộc đó bắt đầu cách đây 5 năm dưới thời Trump, nhưng bây giờ không còn là sự lập dị của riêng một Tổng thống Mỹ nữa. Hoạt động này sẽ không kết thúc cả sau Biden và bất kỳ người kế nhiệm nào của ông ta. Đây là đường lối lâu dài, liên quan đến mức hiểu biết của giới tinh hoa Mỹ về chiến lược dài hạn và lợi ích quốc gia. Trung Quốc chấp nhận thách thức này, đồng thời cũng nhận biết rằng mọi hậu quả của vòng đối đầu công nghệ mới đối với quan hệ song phương và chính trị toàn cầu đều thuộc về phía Hoa Kỳ.
Thảo luận