«Vượt mặt Trung Quốc». Hoa Kỳ vén bức màn che phủ dự án tối mật

Tại Hoa Kỳ đã hé ra các chi tiết của một dự án được bảo mật đặc biệt - chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6. Theo lời các nhà quân sự, sáng chế không diễn ra nhanh chóng như ý muốn chủ quan. Lầu Năm Góc tính rằng sẽ cho mẫu máy bay triển vọng cất cánh lên không trung vào năm 2030, hy vọng sẽ đi trước các đối thủ địa chính trị của Hoa Kỳ.
Sputnik
Chương trình NGAD (Next Generation Air Dominance - Sự thống trị không trung thế hệ kế tiếp) tuyệt đối bảo mật. Không rõ chi phí, đặc điểm kỹ thuật-chiến thuật cũng như ngoại hình của máy bay.
Tháng 9 năm 2020, theo thông báo của giới quân sự Mỹ, một nguyên mẫu máy bay kích thước đầy đủ đã lần đầu tiên bay lên bầu trời. Chức năng của máy bay và phạm vi sử dụng chiến đấu đã rõ. Máy bay nhận mã hiệu chỉ định là F-X không cần tiếp nhiên liệu vẫn có thể đảm trách thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu gần biên giới Trung Quốc, bao gồm cả khâu hộ tống máy bay ném bom tiến sâu vào lãnh thổ đối phương để chọc thủng hệ thống phòng không. Hoàn toàn vô hình trước các radar tần số cao và tần số thấp, dường như nó mang trên khoang nhiều vũ khí hơn so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22. Chắc hẳn là trên máy bay có cả vũ khí laser, cả cảm biến có độ nhạy cao phát hiện kẻ thù và vũ khí dựa trên cơ sở những nguyên tắc vật lý mới. Một đặc điểm kỹ thuật là hiệu suất nhiên liệu giống nhau ở những chế độ bay khác nhau.
Ấn phẩm Mỹ viết Trung Quốc tạo ra máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu dựa trên Su-35
Về ngoại hình của chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 mới xuất hiện thì chỉ Lầu Năm Góc được biết. Mặc dù ngay từ năm 2018, cơ quan quân sự Hoa Kỳ đã công bố một video ý tưởng được tạo ra bằng mô phỏng máy tính. Không thiết kế phần đuôi nằm ngang như thông thường mà theo cơ chế không đuôi, F-X «cộc đuôi» với những đường viền bên ngoài mịn tròn và cạnh sắc tối thiểu, phối trí khí động tổng thể và luồng phụt thay đổi hướng lực đẩy nhằm tăng tính cơ động.
Ở đây có sơ đồ mạch tích hợp với cánh trên cao và một cặp nacelle - động cơ tuốc bin gió dưới đáy. Trạm điện là hai động cơ tuốc bin phản lực với vòi phun phẳng. Xét theo buồng lái lắp kính với hai chỗ ngồi, chuyện ở đây nói về phiên bản máy bay có người lái. (Nhưng không ít chuyên gia cho rằng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 cần phải là không người lái).

Gồm nhiều máy bay

«Chương trình NGAD» là nguyên cả một gia đình toàn bộ các hệ thống gắn với không chiến. Chiến đấu cơ, máy bay không người lái, vệ tinh trong vũ trụ, nền tảng trong không gian mạng. Vì thế, NGAD đôi khi được gọi là «hệ thống của các hệ thống». Lầu Năm Góc không loại trừ rằng trong khuôn khổ dự án sẽ tạo ra không chỉ một mẫu máy bay mà là một số chiếc.
Will Roper, trợ lý thủ trưởng Bộ phận mua sắm, công nghệ và hậu cần của Không lực Hoa Kỳ cho biết:

«Khó gọi là hợp lý nếu sáng chế chỉ một loại máy bay. Kỹ thuật số mở ra những khả năng rộng lớn dành cho những phương án khác nhau. Điều chính yếu là đảm bảo sự thống nhất của toàn bộ đội hình. Tức là, tạo ra thiết bị phụ trợ chung, cấu hình cabin, giao diện, một kiến ​​trúc đồng nhất. Lầu Năm Góc sẽ liên tục ký hợp đồng với một số nhà cung cấp cho những máy bay triển vọng, khoảng 8 năm một lần lựa chọn thiết kế mới và đưa nó vào sản xuất».

Như vậy cùng lúc giải quyết một số nhiệm vụ.
1. Công nghệ không dậm chân tại chỗ. Việc liên tục sản xuất các thể loại máy bay mới sẽ cho phép thực hiện bất kỳ cái mới nào của tổ hợp quốc phòng và luôn có những thiết bị cực kỳ hiện đại trong phiên chế.
Tổng tham mưu trưởng Mỹ: Trung Quốc bắt đầu đánh chặn máy bay Mỹ thường xuyên hơn
2. Tỷ lệ lớn ngân sách của Lầu Năm Góc dành cho việc sửa chữa và hiện đại hóa các máy bay hiện có. Sau 15 năm vận hành, tốn phí tăng mạnh. Will Roper cho rằng sẽ có lợi hơn nếu chế tạo những chiếc máy bay với độ bền kém hơn và chỉ đơn giản là xóa sổ chúng khi hết vòng đời vận hành.
3. Không lực Hoa Kỳ sẽ nhận được những máy bay với khả năng khác nhau. Ví dụ, một phương án là với vũ khí laser, thứ hai - với tên lửa siêu thanh, thứ ba - với các cảm biến hiện đại nhất, thứ tư - không người lái. Các nhà phát triển nhấn mạnh rằng việc liên tục đổi mới đội ngũ sẽ mang lại cho Hoa Kỳ lợi thế đáng kể trước Nga và Trung Quốc, những nước sẽ «bối rối» không biết đang «có chuyện» với những thứ gì.
Tuy nhiên, cũng có phương án đối trọng thay thế - một nền tảng mô-đun đồng nhất nhanh chóng thay đổi theo nhiệm vụ chiến đấu cụ thể.

Trợ thủ robot

Chiến đấu cơ triển vọng sẽ không hoạt động đơn độc trên không. Bộ trưởng Không lực Hoa Kỳ Frank Kendall nói rõ rằng sẽ có cả «một đội quân máy bay không người lái» gắn liền với phương tiện chủ đạo này. Mỗi máy bay sẽ có thể điều khiển đồng thời 5 UAV. Các đặc tính của những UAV này, cũng như diện mạo bên ngoài của chúng, vẫn là chuyện tuyệt mật. Nhưng không loại trừ là «dòng» máy bay không người lái sẽ được trình làng sớm hơn, trước khi hoàn thành công việc chế tạo chiến đấu cơ.
Một mẫu máy bay không người lái bí mật được giới thiệu ở Mỹ
Ngoài ra, từ vài năm nay Hoa Kỳ đã nghiên cứu khái niệm «Cánh trung thành» (Loyal Wingman). Chuyện ở đây nói về máy bay không người lái có thể đảm nhận phần lớn chức năng của phi công: trinh sát, tấn công, các biện pháp đối phó điện tử. Nhiệm vụ chính là hành động ở nơi nguy hiểm cho người. Ví dụ, trong các khu vực được bao phủ che chắn bởi hệ thống phòng không dày đặc của đối phương theo chiều sâu.

Đối thủ cạnh tranh chính - Trung Quốc

Tướng Không quân Mỹ Mark Kelly nói với các phóng viên:
«Chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 của Trung Quốc đang đi đúng hướng. Họ không tiến hành tranh biện về hoạt tính ưu thế trên không, mà là về phương pháp và hệ thống chế tạo loại máy bay mới. Chúng ta cần tin chắc chắn rằng ta sẽ nhận được máy bay triển vọng sớm hơn đối thủ cạnh tranh ít nhất là một tháng».
Giám đốc NASA chỉ trích sự cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc trong không gian vũ trụ
Bắc Kinh đã công bố khái niệm này tại Hội chợ-Triển lãm Hàng không Trung Quốc «Airshow China 2021». Máy bay Trung Quốc trông giống như chiến đấu cơ Mỹ: cũng hai động cơ và buồng lái của phi công. Hệ thống vũ khí bố trí bên trong thân máy bay. Đặc điểm chi tiết vẫn chưa tiết lộ. Dự kiến sản xuất hàng loạt vào năm 2035.

Quan điểm ​​của phi công chiến đấu Nga

Trong bình luận dành cho Sputnik về chủ đề này, chuyên gia Nga về sử dụng hàng không trong chiến đấu, Đại tá TS Khoa học Quân sự Makar Aksyonenko lưu ý rằng hiện nay đang diễn ra cuộc cạnh tranh công nghệ với những đối thủ kinh tế và chính trị. Và để vạch ra được mục đích phát triển «món đồ chơi» công nghệ cao và đắt giá như vậy, rất cần phải định danh kẻ thù

“Hiện thời, có thể nói như giả thiết là Hoa Kỳ không có xung đột trực tiếp với Nga, vì người Mỹ ưa chiến đấu với chúng ta bằng bàn tay kẻ khác. Còn về cuộc đối đầu của Hoa Kỳ với Trung Quốc (rõ ràng là vì Đài Loan và trong các cuộc đụng độ địa chính trị khác), thì họ không loại trừ phương án «thử xem răng ai sắc hơn», - chuyên gia Makar Aksyonenko nói.

Phân tích các vấn đề kỹ thuật và chiến thuật, chuyên gia Nga cho rằng nhu cầu phát triển loại máy bay với dữ liệu như vậy đã từ lâu chín muồi.

«Nguyên nhân là do máy bay thế hệ 5 chưa thực chiến ở đâu, hơn nữa, đặc tính tải trọng chiến đấu của chúng so với máy bay các thế hệ trước còn nhiều điều cần cải thiện. Nỗ lực làm cho chiếc máy bay trước tiên thành đa chức năng sẽ dẫn đến kết cấu nặng nề hơn và phức tạp hơn, mà khi đó thì hiệu suất tính năng bay sẽ giảm sút».

Mỹ tuyên bố rằng "các đối thủ cạnh tranh Nga" đang "phát điên" vì B-1B và B-52H

«Do đó, nảy sinh ý tưởng: tạo ra một sàn, trên đó theo nguyên tắc mô-đun, với nhiệm vụ chiến đấu cụ thể và khả năng kháng cự của đối phương, có thể lắp đặt giá treo nhiều loại vũ khí và thiết bị đặc biệt khác nhau. Một lần nữa lại là yêu cầu bố trí các đầu mối giá treo bên trong, vì phải đảm bảo yếu tố «tàng hình». Mà điều đó đến lượt nó lại tự động làm giảm tải trọng chiến đấu», - chuyên gia Nga nêu ý kiến.

Về ý tưởng «thời thượng» tổ chức đội ngũ «cả bầy máy bay không người lái» thống nhất bởi mạng lưới điều khiển và thông tin đồng nhất, với hiện diện của thủ lĩnh là tổ hợp chiến đấu cơ có người lái hoặc không người lái, thì theo ý kiến của Đại tá Makar Aksyonenko, như vậy được cho là giảm thiểu thiệt hại từ hành động của kẻ thù và mở rộng phạm vi giải quyết nhiệm vụ bằng nhóm như vậy.
«Một mặt, sẽ logic nếu toàn đội bao gồm cả «thủ lĩnh» đều là không người lái. Nhưng điều này đòi hỏi bao quát chính xác nhất về bối cảnh khu vực tác chiến và khả năng kiểm soát điều khiển ổn định không gây nhiễu và duy trì trao đổi dữ liệu trong nhóm. Trên thực tế, chỉ có thể làm vậy trong cuộc chiến chống lại kẻ thù với trang bị yếu kém, lạc hậu».
Sếp của Lầu Năm Góc: Mỹ cần sẵn sàng cạnh tranh với Nga và Trung Quốc trên toàn thế giới

«Mặt khác, việc sử dụng các nhóm không quân như vậy sẽ vẫn đòi hỏi có tốp phi công chuyên trách điều khiển nhóm từ xa. Trong điều kiện phải đương đầu với kẻ thù có chất lượng tương đương, phải đối phó với đòn tấn công từ hệ thống phòng không và chiến đấu cơ của địch, sẽ dễ có nguy cơ cả nhóm nhanh chóng mất phương hướng. Đó là chưa kể đến thực tế đội ngũ nhân sự phục vụ sánh ngang và thậm chí đông hơn cả so với phương án có người lái một phần hoặc toàn bộ nhóm không quân đa năng kết hợp», - ông Makar Aksyonenko nhận xét.

Chuyên gia hàng không Nga cho rằng sáng chế máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 theo "chương trình NGAD" hiện thời chủ yếu vẫn mang tính thử nghiệm, hướng tới tìm kiếm con đường phát triển kỹ thuật quân sự trong các cuộc chiến tranh hiện đại và tiềm năng.
Thảo luận