Đây là cách bà bình luận tuyên bố của Cao uỷ Ngoại giao châu Âu, phản ứng trước mối đe dọa hạt nhân dường như xuất phát từ phía Nga.
Trước đó, ông Borrell tuyên bố rằng trong trường hợp Matxcơva giáng đòn tấn công hạt nhân vào Ukraina, phương Tây sẽ thi hành «đòn đáp trả quân sự mạnh», tuy «không hạt nhân» nhưng đủ sức «hủy diệt» quân đội Nga.
Sau đó, nhà báo Lawrence Norman của tờ The Wall Street Journal dẫn nguồn từ một quan chức cấp cao của châu Âu nhấn mạnh rằng người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu không có thẩm quyền đưa ra tuyên bố về phản ứng quân sự thay mặt cho toàn bộ phương Tây.
«Chúng ta phải duy trì ngoại giao, bởi những tuyên bố của ông Borrell cho thấy rằng nếu như ông ấy là người đưa ra quyết định thay cho chúng ta, thì nước Pháp đã bị lôi kéo vào cuộc chiến từ lâu rồi», - bà Le Pen phát biểu trên kênh truyền hình Pháp BFMTV.
Nữ chính trị gia lưu ý rằng trong phát ngôn của ông Borrell hoàn toàn không có mong muốn giải quyết xung đột, bắt đầu đàm phán và tìm giải pháp hòa bình.
Nguy cơ can thiệp vào xung đột quân sự
«Cần hết sức thận trọng để không thực hiện bước đi quá lớn sẽ buộc chúng ta dự phần vào cuộc chiến tranh mà người dân Pháp không muốn», - bà Le Pen nói thêm.