UNDP góp mặt trong "Cuộc chiến" chống tham nhũng ở Việt Nam

HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 18/10, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã tổ chức Hội thảo Khởi động Dự án UNDP “Hỗ trợ nâng cao năng lực thực thi công ước phòng, chống tham nhũng của Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNCAC)”.
Sputnik
Dự án UNCAC được bắt đầu triển khai từ ngày 21/5/2022, kết thúc ngày 31/8/2024. Dự án được tài trợ bởi Cục Phòng, chống Ma túy và Thực thi pháp luật Quốc tế (INL) thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Dự án toàn cầu về phòng, chống tham nhũng nhằm xây dựng xã hội yên bình và toàn diện của UNDP.
Một phần của dự án do Chính phủ Na Uy tài trợ, thông qua Sáng kiến ACPIS, đặt trọng tâm vào cải thiện chống tham nhũng và minh bạch trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam.
Tại hội thảo, đại diện UNDP tại Việt Nam cho biết: Mục tiêu của dự án là nâng cao năng lực cơ quan chống tham nhũng nhằm đo lường và giám sát các mục tiêu phòng, chống tham nhũng của Liên hợp quốc một cách có hiệu quả. Hoàn thiện khung pháp lý và thực thi pháp luật nhằm thực hiện có hiệu quả các khuyến nghị của UNCAC về biện pháp phòng ngừa tham nhũng, thu hồi tài sản. Nâng cao năng lực trong quản trị công, tăng cường tính minh bạch và liêm chính trong lĩnh vực mua sắm đấu thầu y tế công tại Việt Nam.
Bộ Công an: Tội phạm về tham nhũng và chức vụ tăng 40,97%
Để thực hiện dự án, UNDP phối hợp với 7 đối tác của Việt Nam, bao gồm Ban Nội chính Trung ương, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao, Bộ Y tế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Theo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), sau 10 năm cải thiện liên tiếp, đến năm 2021, mức độ kiểm soát tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam lần đầu tiên giảm xuống, mặc dù không lớn (từ 6,90 xuống 6,88 điểm), kể từ khi Đảng đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016.
Điều này cho thấy sự phức tạp và thách thức của việc quản lý trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, không chỉ xảy ra với Việt Nam mà đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường hơn nữa việc thực hiện UNCAC, nhằm đảm bảo phục hồi sau đại dịch một cách công bằng cho tất cả mọi người và không để lại ai bị bỏ lại phía sau.
Có 8 phạm nhân thuộc diện Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng theo dõi được đặc xá
UNCAC là công cụ chống tham nhũng phổ quát duy nhất có tính ràng buộc pháp lý.
UNCAC và Cơ chế Rà soát Thực thi của công ước này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cải cách chống tham nhũng và tăng cường các cam kết quốc gia trong hành động chống tham nhũng.
Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn UNCAC vào năm 2009 và kể từ đó liên tục tăng cường việc thực thi công ước này.
Thảo luận