Phóng viên Sputnik Mundo đã trao đổi với các chuyên gia phân tích về nét tương đồng của hai tình huống.
Trong gần hai tuần lễ của tháng 10 năm 1962, thế giới căng thẳng sau khi Liên Xô bố trí tên lửa với đầu đạn hạt nhân ở Cuba để ngăn chặn sự hiếu chiến hung hăng của Hoa Kỳ chống lại quốc đảo cũng như đáp trả việc triển khai các tên lửa hạt nhân của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Hành tinh liên tục hứng chịu nguy cơ hạt nhân hủy diệt
Theo quan điểm của nhà phân tích Manuel Espinosa từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Khu vực (CREI) của Nicaragua, hành tinh của chúng ta liên tục hứng chịu nguy cơ hủy diệt hạt nhân kể từ thời điểm những quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki tháng 8 năm 1945, theo lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Harry Truman (1945-1953).
«Đó dường như là mối nguy hiểm tiềm ẩn mà chỉ các cường quốc hạt nhân phải lo lắng. Có quy tắc trò chơi riêng trong trật tự thế giới lưỡng cực, còn cuộc khủng hoảng Caribe năm 1962 đã làm nảy sinh sơ đồ mới về cùng tồn tại, bao gồm việc tôn trọng <…> các thỏa thuận miệng. Tuy nhiên, sau khi phe XHCN sụp đổ, Hoa Kỳ và NATO bắt đầu tiến tới gần các biên giới hậu Xô-viết của Nga», - chuyên gia nói trong cuộc đàm đạo với Sputnik Mundo.
Thực tế là hầu như tất cả các nước từng tham gia Hiệp ước Warsaw hiện nay đều là thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Chuyện ở đây nói về Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Bulgaria, Slovakia, Romania, Albania và CHDC Đức, bây giờ là một phần của nước Đức thống nhất. Ngoài ra, còn một số nước Cộng hòa trước đây thuộc Liên Xô như Estonia, Latvia và Litva cũng đã gia nhập NATO.
«Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo về mối đe dọa gây hấn chống Nga và về chuyện nếu họ không dừng lại, ông ấy sẽ đáp trả một cách cứng rắn. Gây nên tất cả những điều này là do Hoa Kỳ và NATO tiến sát gần biên giới Nga, cũng như những cuộc tập trận chỉ cách lãnh thổ Nga chưa đầy 20 dặm sử dụng thiết giáp hạm, tàu sân bay và phi cơ mang vũ khí hạt nhân», - ông Espinosa nhắc nhở.
Xa hay gần đại hoạ hạt nhân?
Nhà khoa học chính trị từ Nicaragua Jocelin Jaleska Muñoz Berroteran tuyên bố với Sputnik Mundo rằng khủng hoảng tên lửa Cuba là một trong những sự kiện then chốt kể từ thời điểm kết thúc Thế chiến II (1939-1945), và do vậy bây giờ không nên đánh đồng tình hình lúc đó với thực tế năm 2022, mặc dù vẫn tồn tại nguy cơ tiềm ẩn về leo thang căng thẳng lớn hơn.
Trong số những điểm khác biệt giữa hai kịch bản, chuyên gia Muñoz nhắc đến tiến bộ công nghệ, trình độ chuyên môn quân sự, quan hệ chính trị giữa các Nhà nước và sự liên kết gia tăng của các hệ thống và lợi ích kinh tế. Bà cũng thừa nhận rằng Nga hiện là một trong những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.
«Thời điểm hiện tại không có hành động cụ thể nào, không có quân đội hoặc các cuộc điều động nào khác có thể đưa các cường quốc đến kịch bản tương tự như tình hình những năm 1960», - bà Muñoz nói, tuy nhiên bà nhấn mạnh rằng ở phương Tây lan tràn những luận điệu về mối đe dọa hạt nhân đang nóng lên.
Chuyên gia Muñoz nói thêm rằng khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân đã hiện hữu từ lâu trước khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt ở Ukraina, nhưng ngày càng có tính thời sự trở nên cấp thiết hơn sau khi các phương tiện truyền thông Mỹ và châu Âu ráo riết tung ra luận điệu chống Nga.
«Nhiệm vụ chính là xoay chuyển dư luận theo hướng chống Matxcơva, thể hiện Nga là thành viên duy nhất của các sự kiện với khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân <…>. Cho đến nay tôi vẫn không thấy Nga mong muốn mở rộng xung đột, bất chấp tiếp diễn hành động khiêu khích từ phía NATO», - nhà khoa học chính trị nói.
Bà giải thích thêm rằng chuyện ở đây nói cụ thể về cuộc tập trận của NATO theo chủ đề kiềm chế-răn đe hạt nhân, sẽ diễn ra ở địa bàn tây-bắc châu Âu cho đến hết tháng này (ngày 30 tháng 10). Tham gia tập trận có 14 quốc gia và hơn 60 máy bay quân sự.