Bộ Nông nghiệp Nga mở rộng quy mô tại Việt Nam, xuất hiện thêm kênh phân phối chất lượng cao

HÀ NỘI (Sputnik) – Tiếp nối thành công tại thị trường TP.HCM, Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga đầu tư phát triển Trung tâm giao dịch và phát triển sản phẩm Ngôi nhà Nga với thương hiệu Good Food Russia tại Hà Nội, đưa Việt Nam trở thành chiến lược quan trọng hàng đầu để phát triển xuất khẩu, trở thành điểm sáng của quan hệ hợp tác kinh tế Nga – Việt.
Sputnik
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu thực phẩm Nga ngày càng tăng mạnh. Chính phủ cũng như các DN Nga đều hiểu rõ cần tập trung mở rộng sản xuất và xuất khẩu các loại sản phẩm có giá trị gia tăng sang thị trường quốc tế là một trong những chiến lược quan trọng hàng đầu để phát triển sản xuất và xuất khẩu, trong đó có thị trường Việt Nam.
Tại Việt Nam, thực phẩm mang thương hiệu Nga xuất hiện trên thị trường ngày một đa dạng, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có thực sự nhiều những “ngôi nhà chung” cho thực phẩm Nga chính ngạch.
Tiếp nối thành công tại thị trường TP.HCM, sau 5 năm, Trung tâm xuất khẩu Nga (Bộ Nông nghiệp Nga) tiếp tục thành lập trung tâm Giao dịch và giới thiệu sản phẩm Ngôi nhà Nga, là cầu nối giao thương kinh tế giữa các doanh nghiệp Việt Nam muốn phân phối hệ thống thực phẩm Nga đến người dân Việt Nam.
Khai trương Trung tâm giao dịch và phát triển sản phẩm Ngôi nhà Nga
Ngày 28/10 tại Long Biên, Hà Nội Trung tâm giao dịch và giới thiệu sản phẩm Ngôi nhà Nga vừa chính thức khai trương. Mục đích chính của Trung tâm là kết nối các doanh nghiệp của Nga với các nhà nhập khẩu của Việt Nam, với mục đích mang tất cả hàng hóa sạch, lành mạnh, đảm bảo an toàn tuyệt đối từ nguồn gốc xuất xứ đến chất lượng cho gần 100 triệu người dân Việt Nam.
Ông Trần Đức Quyền, Giám đốc Trung tâm giao dịch và giới thiệu sản phẩm Ngôi nhà Nga chia sẻ với Sputnik rằng, theo khảo sát của đơn vị tại thị trường Việt Nam, có thể thấy rằng các nhà nhập khẩu tỏ ra quan tâm tới các sản phẩm của Nga.
Mặt hàng chiến lược của Nga tại Việt Nam có thể kể đến như dầu ăn, hướng dương, lúa mì. Những sản phẩm tiếp theo chúng tôi hướng đến, mà đã có nhiều nhà nhập khẩu Việt Nam quan tâm như sản phẩm bánh kẹo, phân bón và rượu. Đây là ba mặt hàng dự kiến chúng tôi có đơn hàng trong thời gian sắp tới”, ông Quyền cho biết.
1 / 3
Khai trương Trung tâm giao dịch và phát triển sản phẩm Ngôi nhà Nga
2 / 3
Khai trương Trung tâm giao dịch và phát triển sản phẩm Ngôi nhà Nga
3 / 3
Khai trương Trung tâm giao dịch và phát triển sản phẩm Ngôi nhà Nga
Trong thời gian qua, Trung tâm đã kết nối được nhiều nhà nhập khẩu tại Việt Nam với nhà phân phối từ Nga. Nhấn mạnh thêm rằng, nhiều hợp đồng các đơn hàng đã được ký kết với các đối tác Việt Nam trong buổi lễ khai trương.
Cơ cấu sản phẩm trưng bày tại showroom Good food Russia rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã như thịt, cá, các loại hạt, mì ống, sản phẩm sữa, bột làm bánh, bánh kẹo, đồ uống có cồn và không cồn…cùng nhiều dòng sản phẩm cao cấp, giá cả cạnh tranh và chưa từng xuất hiện tại Việt Nam. Những mặt hàng này được lựa chọn và nhập khẩu trực tiếp từ hơn 100 nhà sản xuất trên khắp nước Nga. Được biết, hiện phía Trung tâm giao dịch và giới thiệu sản phẩm Ngôi nhà Nga cũng đã làm việc với một số sàn thương mại điện tử.
Hàng ngày showroom sẽ tiếp nhận thông tin từ các doanh nghiệp Nga để cập nhật những sản phẩm mới nhất với mục đích quảng bá, giới thiệu những dòng sản phẩm có uy tín của Nga đến với các công ty phân phối tại Việt Nam.
Cũng tại đây, các nhà nhập khẩu Việt Nam không chỉ được xem mẫu mã thật của sản phẩm mà còn được nếm thử hương vị của những sản phẩm mà mình quan tâm. Không những thế, trung tâm còn tạo điều kiện cho các công ty Việt Nam có cơ hội gặp gỡ và làm việc trực tiếp với đại diện của các nhà sản xuất Nga. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để hai bên có dịp trao đổi, thảo luận những chính sách, con đường hợp tác lâu dài nhằm phát triển thị trường tại Việt Nam.

“Tôi cho rằng Trung tâm giao dịch và giới thiệu sản phẩm Ngôi nhà Nga như showroom này là một trong những cách thức đơn giản và hiệu quả nhất ở thời điểm hiện tại để xúc tiến quảng bá sản phẩm và kết nối đối tác. Mục đích chính là để các doanh nghiệp hai nước biết đến nhau. Sau khi trao đổi và lắng nghe nhu cầu của nhau, nếu hợp tác được, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ để hai bên có thể hợp tác với nhau. Chất lượng sản phẩm tốt sẽ là điều chúng tôi tập trung cho tất cả các mặt hàng”, bà Victoria Gorshkova, đại diện Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga tại Việt Nam chia sẻ thêm về mục tiêu và hướng phát triển trong thời gian tới với Sputnik.

Xe hơi Việt Nam sẽ xuất hiện trên thị trường Nga
Bên cạnh đó, Trung tâm cũng là điểm đến để kết nối, quảng bá các đặc sản được nhập khẩu và phân phối với số lượng lớn tại hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại tại Việt Nam, góp phần làm phong phú hơn thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, đồng thời phát huy năng lực hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước, góp phần nâng cao giá trị trao đổi thương mại song phương.
“Để phát triển tốt quan hệ hợp tác giữa Nga và Việt Nam, đặc biệt thành phố Hà Nội và thủ đô Matxcơva, TP. Hà Nội cũng tổ chức nhiều chương trình hợp tác với Matxcơva, để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị cũng như phát triển kinh tế của hai thủ đô. Qua các sự kiện đưa các sản phẩm của Nga sang xúc tiến thương mại tại sự kiện Việt Nam, chúng tôi cho rằng đây là một cơ hội rất tốt để giúp phát triển, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Nga, đặc biệt để người Việt có dịp đón nhận các sản phẩm rất uy tín và được kiểm dịch chất lượng để đến tay người tiêu dùng thủ đô. Qua đó, giúp cho người dân thủ đô Hà Nội có thêm nhiều sự lựa chọn đến từ nước Nga và đưa vào tiêu dùng”, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội bày tỏ với Sputnik.
1 / 3
Khai trương Trung tâm giao dịch và phát triển sản phẩm Ngôi nhà Nga
2 / 3
Khai trương Trung tâm giao dịch và phát triển sản phẩm Ngôi nhà Nga
3 / 3
Khai trương Trung tâm giao dịch và phát triển sản phẩm Ngôi nhà Nga

Vướng mắc về logistics và thanh toán song phương đang được tháo gỡ

Theo thống kê của hải quan Liên bang Nga, năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga đạt 7,14 tỷ USD tăng 25,9% so với năm 2020 và đứng thứ 21 trong số các đối tác thương mại chính của Liên bang Nga.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong khu vực ASEAN và là đối tác lớn thứ 5 trong các nền kinh tế APEC (chỉ sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Nga sang Việt Nam đạt 2,24 tỷ USD tăng 38,3% (đứng thứ 39 trong số các đối tác thương mại của Nga).
Hợp tác Nga-Việt đang phát triển như thế nào dưới các lệnh trừng phạt?
Những con số này cho thấy vị thế của sản phẩm Nga tại Việt Nam. Đặc biệt trong nhiều năm trở lại đây, thực phẩm Nga đã có mặt ngày càng sâu rộng tại thị trường Việt Nam và dần trở thành sản phẩm được người Việt Nam tin dùng và săn đón.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Nga là kẹo bánh, sữa bột, ngũ cốc, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (chiếm 40%), rượu (chiếm 30%) và dầu ăn (chiếm 15%). Bên cạnh đó, những dòng sản phẩm khác như bã lúa mì, lúa mạch, bã hạt hướng dương đóng ép viên, phân bón hữu cơ, mỹ phẩm… cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ.
Song, những chính sách cấm vận và lệnh trừng phạt Nga từ các nước Mỹ, EU và đồng minh đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giao dịch và vận chuyển. Tuy nhiên, sẽ chỉ làm giao thương xuất nhập khẩu của hai bên chậm lại đôi chút chứ không làm đứt gãy hoàn toàn. Chia sẻ về những khó khăn đang gặp phải và phương hướng giải quyết, đại diện Bộ Nông nghiệp Nga, bà Victoria Gorshkova cho biết:

“Về giải pháp logistics, hiện công ty FESCO đã có chuyến thứ hai chạy từ cảng Vladivostok về Việt Nam, nhờ đó doanh số vận chuyển các mặt hàng của chúng tôi tăng gấp đôi. Riêng về giải pháp thanh toán hai chiều, chúng tôi có ngân hàng VTB và chi nhánh ngân hàng VRB ở Việt Nam mà không cần qua hệ thống SWIFT. Đây sẽ là cách thức doanh nghiệp hai nước sử dụng phương thức thanh toán thời điểm hiện tại. Ngoài ngân hàng trên, còn có một số ngân hàng khác có thể thanh toán với Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian chuyển tiền có thể kéo dài thêm từ 1-2 tuần. Song ghi nhận phản hồi từ các doanh nghiệp đều cho rằng không có vấn đề gì”.

Tập đoàn Fesco đưa con tàu thứ hai vào tuyến kết nối hàng hải Nga-Việt
Trong những năm qua, tại Việt Nam đã tổ chức nhiều chương trình giới thiệu các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm của Liên Bang Nga, được tổ chức bởi Trung tâm xuất khẩu Nga tại Việt Nam, cơ quan được Chính phủ Nga thành lập, đảm nhiệm các dịch vụ “một cửa” hỗ trợ tài chính và phi tài chính cho các công ty xuất khẩu, bao gồm cả việc phối hợp với các Ban, Bộ chuyên ngành thực hiện các chức năng phát triển kinh tế đối ngoại của Liên bang Nga.
Hiện tại, trên thị trường tiêu dùng thế giới, thực phẩm Nga đã và đang có mặt rộng rãi tại các nước có quy định đầu vào khắt khe bậc nhất như Mỹ, Đức, UAE, Trung Quốc, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ,... và dần dần có chỗ đứng ở cả châu Á như Nhật, Đài Loan, Trung Quốc và châu Âu.
Bên cạnh đó, là một cường quốc về kĩ thuật nên dây chuyền sản xuất của Nga cũng là tổ hợp công nghệ tiên tiến gồm các thiết bị mới nhất từ các thương hiệu hàng đầu thế giới nhằm đem lại những sản phẩm với chất lượng tốt phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và người dân. Trên thực tế, thị trường hữu cơ mặc dù còn khá mới mẻ với nhiều quốc gia đang phát triển, tuy nhiên, đối với những nguy cơ ngày càng nhiều về sức khỏe mà người dân phải đối mặt, thị trường này chắc chắn sẽ trở nên đột phá trong thời gian ngắn tới đây.
Nga mở gian hàng tại Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp quốc tế 2022 Việt Nam
Chính bởi lẽ đó, cùng với mục tiêu tạo ra một thương hiệu về thực phẩm xuất khẩu từ các khu vực của Nga, trở thành bảo chứng cho chất lượng thực phẩm và đồ uống Nga, là một biểu tượng của những gì tốt đẹp nhất mà Nga mang đến người dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga đã đầu tư phát triển Trung tâm giao dịch và phát triển sản phẩm Ngôi nhà Nga với thương hiệu Good Food Russia tại Hà Nội. Trung tâm Ngôi nhà Nga sẽ giới thiệu và phân phối chính thức các sản phẩm từ nông nghiệp, công nghiệp của Nga tới người tiêu dùng nước ta thông qua mạng lưới đối tác phân phối là các doanh nghiệp Việt.
Thảo luận