Chuyện "tăng lương cơ sở": Bộ Tài chính kêu khó, đại biểu muốn ngay và luôn

HÀ NỘI (Sputnik) - Trong phiên thảo luận kinh tế xã hội sáng 28/10, các đại biểu Quốc hội tiếp tục bàn luận về khó khăn của người lao động, công chức, viên chức đặc biệt trong ngành y và đề nghị cần tăng ngay lương.
Sputnik
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) cho rằng, cần có ngay giải pháp tháo gỡ để ngành y tế khôi phục được năng lực và điều kiện hoạt động như trước thời kỳ Covid-19. Những giải pháp này cần đồng bộ, từ các quy định về đấu thầu thuốc và trang thiết bị y tế, cho đến việc tăng thu nhập, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ y tế công, cũng như các tồn tại, vướng mắc trong bảo hiểm y tế.
"Nếu hệ thống y tế không được củng cố ngay, cả về người và cơ sở vật chất, chẳng những không đáp ứng được vai trò, nhiệm vụ đối với hàng chục triệu nhân dân, người lao động, cán bộ, công viên chức, cán bộ hưu trí và người dân diện chính sách, càng không thể chống chịu được khi dịch bệnh bùng phát lại hay phát sinh mới", ông nhấn mạnh.
Đồng thời, đại biểu đề nghị Khẩn trương hoàn thành giải ngân đầu tư công, có ngay nghị quyết cải cách tiền lương của cán bộ công chức, viên chức với nguyên tắc thu nhập phải đủ để người lao động tái sản xuất, mở rộng sức lao động và chăm lo cho gia đình.
“Xin lưu ý mức sống tối thiểu hiện nay không chỉ là ngày 3 bữa cơm, năm 2 bộ quần áo như thời bao cấp. Trước mắt, để nguồn lực không bị quá tải, các đối tượng thu nhập thấp nhất cần được tăng lương ngay lập tức từ 1/1/2023, cần quan tâm đến các đối tượng y tế, giáo dục, người hưởng lương hưu và hưởng trợ cấp”, ông Nghĩa nói.
Tăng lương sớm 6 tháng gây khó khăn cho kiểm soát lạm phát
Trước mắt, để nguồn lực không bị quá tải, những đối tượng thu nhập thấp nhất, không đủ cho mức sống tối thiểu, cần được tăng lương ngay lập tức kể từ 1/1/2023. Ông đề nghị ưu tiên quan tâm đến hai ngành y tế, giáo dục và những người hưởng lương hưu hay trợ cấp thu nhập thấp.
Với người thu nhập cao hơn thì tăng chậm và ít hơn để chia sẻ khó khăn chung. Tiến tới ban hành luật về lương tối thiểu.
“Nếu không có biện pháp này thì việc vượt thu ngân sách hay tăng GDP từ 3.900 lên 4.700 USD/người cũng như các thành tích khác của 2022 không có nhiều ý nghĩa với người dân”, đại biểu nêu.
Bên cạnh đó, ông Nghĩa cho rằng cần đẩy mạnh kiềm chế lạm phát, kiên quyết xử lý đầu cơ thị trường; có chính sách cho thuê mua nhà cho người lao động thấp. Xử lý vấn nạn ngập lụt đô thị, đây đang là vấn nạn lớn gây cản trở đời sống hàng chục triệu người dân, có cả bộ phận lao động cấp cao đóng góp nguồn thu lớn.
Đề nghị Chính phủ sớm tăng lương
Ông cũng cho rằng phải “trả dứt điểm một số món nợ tồn đọng của nhiệm kỳ trước”.
Cụ thể, món nợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế và nội hàm tăng trưởng, phát triển bền vững dựa trên kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh với khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo..., cần chi phối trong phân bổ mọi nguồn lực và thành tích đánh giá của cán bộ công chức, viên chức. Phân bổ nguồn lực kém hiệu quả là lãng phí nguồn đầu tư.
Món nợ thứ 2 là giải quyết các dự án đầu tư thua lỗ, ngân hàng yếu kém đang để lại “những gánh nặng kinh tế cực lớn và ngân sách nhà nước, đè nặng lên đôi cánh phát triển kinh tế”.
Món nợ thứ 3 là xây dựng và hoàn thiện thể chế, sự trễ hẹn này đang tạo ra điểm nghẽn cho mục tiêu tăng trưởng.
Thảo luận