Biển Đông

Vì sao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Trung Quốc sau Đại hội Đảng?

HÀ NỘI (Sputnik) – Sự tăng cường quan hệ Nga-Trung sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến quan hệ của Việt Nam với hai quốc gia này và với các quốc gia đối thủ của họ. Với chính sách ngoại giao “cây tre” của mình, Việt Nam sẽ không để những vấn đề cạnh tranh chiến lược toàn cầu của các nước lớn gây ảnh hưởng lôi kéo mình vào vòng xoáy cạnh tranh ấy.
Sputnik
Đó là lời nhận định, phân tích của Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư liệu Khoa giáo, Học viện Chính trị Công an Nhân dân, nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự có uy tín ở Việt Nam khi trao đổi với Sputnik.

Giải mã chuyến thăm

Theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30/10 cho tới 2/11.
Cùng hôm đó, Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Việt Nam cũng công bố tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Trung Quốc.
Như vậy, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX bế mạc. Đồng thời chuyến thăm này cũng là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi ông Nguyễn Phú Trọng lần thứ ba đảm nhiệm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bình luận về chuyến thăm tới đây của Tổng Bí thư với Sputnik, Đại tá Nguyễn Minh Tâm, chuyên gia an ninh chính trị quốc tế nêu quan điểm:

“Chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Tổng bí thư Đảng Công sản Viêt Nam là để đáp ứng lới mời của lãnh đạo Trung Quốc chứ không phải là sự cầu cạnh... Viêc lãnh đạo cao nhất của Việt Nam thăm Trung Quốc không phải tới sau khi Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc mới được đề xuất mà thực ra, hai lãnh đạo đã có những trao đổi từ trước qua các cuộc điện đàm”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức nước CHND Trung Hoa
Đại tá cũng lưu ý thêm, rằng trước chuyến đi này, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Trung Quốc cũng đã thăm Việt Nam và ông là người cuối cùng chuyển lời mời thăm Trung Quốc đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam sau lần chuyển lời mời của Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Tuy nhiên, không nhiều cơ quan truyền thông của Mỹ và phương Tây hiểu được điều này bởi họ đã có thói quen suy nghĩ kiểu quan hệ chủ nô và nô lệ rằng khi lãnh đạo một nước nhỏ đến thăm một nước lớn thì đó là một sự cầu cạnh.
Trong thế giới hiện đại không bao giờ có chuyện đó, đặc biệt là đối với một nước có truyền thống tự trọng quốc gia, có truyền thống tự tôn dân tộc, hiểu biết về vị thế của mình trong quan hệ quốc tế thời hiện đại, đặc biệt là với các nước lớn.
Cách đây gần 2 năm, phía Trung Quốc ngỏ lời đề nghị Việt Nam mời Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Việt Nam trước thềm Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phía Việt Nam đề nghị lui thời điểm chuyến thăm đó đến sau Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lý do đơn giản là bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây cũng như những thế lực phản động, thù địch sẽ lợi dụng việc Thủ tướng Trung Quốc thăm Việt Nam trước thềm Đại hội XIII để dựng chuyện bịa đặt rằng lãnh đạo Trung Quốc sang thăm là để “chỉ đạo” Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam.
Và sau khi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII kết thúc rất tốt đẹp, phía Việt Nam đã mời Thủ tướng Trung Quốc thăm Việt Nam để chúc mừng các đồng chí Việt Nam; đồng thời cùng bàn bạc những vấn đề quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.
Multimedia
Long trọng khai mạc Đại hội lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam
Như vậy, có thể khẳng định lời mời và chuyến thăm lần này thể hiện tính chất đặc biệt và ý nghĩa chiến lược quan trọng trong mối quan hệ hai nước Việt Nam – Trung Quốc. Cuộc gặp gỡ nhà lãnh đạo hai Đảng chắc chắn sẽ đem lại động lực lớn cho sự hợp tác giữa các ban ngành Chính phủ hai nước và các địa phương.
“Trong một thế giới đang có những chia rẽ sâu sắc, những góc nhìn tiêu cực từ các phía đối địch, Việt Nam luôn hành xử một cách tế nhị, hợp tình, hợp lý, vừa để làm đẹp lòng bạn bè, vừa để tránh những lời thị phi từ phía các thế lực phản động thù địch và những kẻ “chọc gậy bánh xe” nhằm phá hoại chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa và không chọn phe trong quan hệ quốc tế của Việt Nam nhằm giũ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển”, Đại tá nhấn mạnh thêm.
Đáng chú ý, xét về góc độ truyền thông, theo thông lệ, các chuyến công du của Nguyên thủ quốc gia thường thông báo trên truyền thông sớm trước 1-2 ngày, song chuyến thăm này của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được thông báo trước 1 tuần.
Theo phân tích của Đại tá Tâm, việc sắp xếp lịch trình thăm viếng, chương trình làm việc giữa Việt Nam và Trung Quốc được hoạch định chu đáo từ trước cho thấy hai điều:
“Một là, hai bên đã đạt được mức độ tin cậy chính trị cao. Hai là, cách thức làm việc khoa học dựa trên sự tin cậy ấy cũng như dựa trên tầm quan trọng của những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, cùng chuẩn bị để đàm đạo”, vị chuyên gia nêu rõ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp tại Hà Nội

Trung thành với chính sách ngoại giao “cây tre”

Trước đó, ngay sau khi ông Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí thư trong nhiệm kỳ mới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi điện chúc mừng, thay mặt Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và với danh nghĩa cá nhân, gửi tới Tập Cận Bình lời chúc mừng nồng nhiệt và chúc Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc thành công tốt đẹp.
Cùng với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhà lãnh đạo Triều Tiên là những nhà lãnh đạo đầu tiên gửi lời chúc mừng ông Tập Cận Bình sau khi ông tái đắc cử Tổng bí thư Trung Quốc.
Về động thái này, bày tỏ quan điểm với Sputnik, Đại tá Nguyễn Minh Tâm đánh giá, Việt Nam luôn tuân theo quan điểm sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới và sẵn sàng làm thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Vì vậy, việc lãnh đạo Việt Nam gửi điện chúc mừng Đại hội lần thứ XX của Đảng Công sản Trung Quốc thành công, chúc mừng Tổng bí thư Tập Cận Bình tái đắc cử chức vụ Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng không phải là điều gì đặc biệt trong quan hệ đối ngoại.
Mặc dù không có sự tương đồng về ý thức hệ nhưng lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam vẫn gửi điện chúc mừng tới lãnh đạo hầu hết các nước trên thế giới khi họ nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo quốc gia, bất kể họ thuộc đảng phái nào, bất kể quốc gia đó lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Án Độ, Anh, Pháp, Đức… hay những quốc gia nhỏ như Timo Lester, Síp, Lebanon, Senegan, El Sanvador,...
“Điều đó thể hiện rằng Việt Nam không phân biệt đối xử với nước này hay nước kia, nước lớn hay nước nhỏ bởi vì quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới này là bình đẳng”, Đại tá nhấn mạnh quan điểm lập trường của Việt Nam.
Còn đối với việc nước Nga đang xoay trục sang hướng Đông thì điều này cũng không ảnh hưởng nhiều lắm đến quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Từ giữa những năm 1990 của thế kỷ trước, và thậm chí là giữa thế kỷ trước hay xa xôi hơn là từ thiên niên kỷ trước, Việt Nam và Trung Quốc đã có những mối bang giao hữu nghị, bình đẳng. Tất nhiên “bát đũa cũng có khi xô”, nhưng mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn có hầu hết thời gian ở trạng thái ổn định, hòa bình.

“Dĩ nhiên là sự tăng cường quan hệ Nga-Trung sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến quan hệ của Việt Nam với hai quốc gia này và với các quốc gia đối thủ của họ. Tuy nhiên, với chính sách ngoại giao “cây tre” của mình, Việt Nam sẽ không để những vấn đề cạnh tranh chiến lược toàn cầu của các nước lớn gây ảnh hưởng lôi kéo mình vào vòng xoáy cạnh tranh, xung đột ấy”.

Các nước ASEAN tuyên bố ý định tăng cường sự thống nhất của khối

Những tồn đọng về vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận?

Vấn đề Biển Đông không chỉ là vấn đề giữa Việt Nam với Trung Quốc mà còn là vấn đề của khu vực ASEAN và rộng hơn nữa là vấn đề của quốc tế. Bởi Biển Đông là con đường hàng hải tấp nập thứ hai trên thê giới sau Địa Trung Hải và Biển Đỏ. Hàng năm, khối lượng vận tải hàng hải qua Biển Đông là cơ sở lợi ích kinh tế của 2/3 nền kinh tế trên thế giới và chiếm tỷ trọng rất lớn trong chuỗi logistic toàn cầu.
Vì vậy, một Biển Đông trong hòa bình, ổn định, trong sự chia sẻ lợi ích giữa các quốc gia tiếp giáp Biển Đông với nhau và các quốc gia có sự phụ thuộc quan trọng vào tuyến hàng hải này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên bang Nga (vùng Viễn Đông) và cả vùng phía Đông Trung Quốc có vai trò và tầm quan trọng rất lớn. Và trong vai trò đó, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông cũng có vị thế rất quan trọng.
“Đối với Việt Nam, đó không chỉ là chủ quyền đối với một số hải đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa mà còn là sự ổn định, hòa bình của một vùng biển rộng lớn có ý nghĩa kinh tế-quốc phòng rất quan trọng. Còn đối với Trung Quốc, họ sẽ phải nhận thức được rằng nếu không có hòa bình, ổn định ở Biển Đông thì “Con đường tơ lụa trên biển” nối Trung Quốc với Nam Á, Đông Phi và Nam Âu sẽ không thành và một nửa Chiến lược “Vành đai-Con đường” của họ sẽ không thể thực hiện được”, Đại tá Nguyễn Minh Tâm chia sẻ với Sputnik.
Chính vì vậy, Việt Nam cùng với Trung Quốc và một số nước ASEAN tiếp giáp Biển Đông đang xúc tiến những bước đàm phán quan trọng có tính đột phá để cho ra đời một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Dĩ nhiên là một số nước ngoài khu vực không mong muốn điều này. Người Mỹ luôn muốn siết chặt vành đai bao vây đối thủ cạnh tranh chiến lược toàn cầu của họ là Trung Quốc nên họ ra sức “chọc gậy bánh xe” và lôi kéo các quốc gia ASEAN về phe mình. Một số quốc gia đồng minh của Mỹ nằm ở các khu vực ít chịu ảnh hưởng từ Biển Đông cũng có quan điểm tương tự.
Biển Đông
Việt Nam và ASEAN bàn về Biển Đông, bà Pelosi thăm Đài Loan: Tránh tính toán sai lầm
Dưới những tác động ấy, bao gồm cả tác động đến quan hệ song phương Việt Nam – Trung Quốc cũng như tác động đến các quan hệ đa phương phức tạp hiện nay, sự ra đời của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông còn phải vươt qua nhiều thách thức, đòi hỏi sự quan tâm và thái độ tích cực của nhiều bên.
Theo chuyên gia Nguyễn Minh Tâm, quan trọng nhất vẫn là thái độ hợp tác của các bên có lợi ích trực tiếp và gián tiếp ở khu vực Tây Thái Bình Dương chứ không chỉ có thái độ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc.
“Bên cạnh đó, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) vốn án ngữ phía Đông Bắc Bắc Biển Đông và đang chiếm đóng đảo Ba Bình ở quần đảo Trường Sa của Viêt Nam cũng là một trở ngại không nhỏ. Bởi Mỹ đã và đang yểm trợ cho Đài Loan, biến hòn đảo này thành một tiền đồn chống Trung Quốc. Nếu không có những biện pháp xử lý phù hợp thì Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông một khi thành hiện thực vẫn cứ gặp phải những vướng mắc không nhỏ khi thực thi”, vị chuyên gia khẳng định.
Thảo luận