Chuyên gia Sheelah Kolhatkar lật lại lịch sử vấn đề và nhắc rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế từng áp dụng ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, nhưng cho đến nay hiệu quả của biện pháp này vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Trong thế kỷ 20, có sự áp dụng khá rộng rãi các biện pháp trừng phạt: ví dụ, Hoa Kỳ áp đặt hạn chế chống Liên Xô, Trung Quốc, Cuba, Việt Nam, Iran và Iraq.
Theo nhận xét của nhà phân tích, có thể coi Nam Phi là một trường hợp thành công, khi mà áp lực kinh tế từ bên ngoài đã giúp chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid vào năm 1994. Trong một số tình huống, các hạn chế phần nào có hiệu quả, nhưng có những trường hợp trừng phạt-cấm vận lại chỉ củng cố các Chính phủ hiện tại, như trường hợp của Cuba, - tác giả khái quát.
Trong trường hợp với Nga, các biện pháp trừng phạt tỏ ra không hiệu quả. Ví dụ, những hạn chế được áp đặt sau khi sáp nhập Crưm đã không buộc được Điện Kremlin phải thoái lui khỏi chính sách của mình, - tác giả viết.
«Phần lớn các cựu quan chức Bộ Tài chính mà tôi đã nói chuyện đều đồng ý rằng các biện pháp trừng phạt áp đặt vào thời điểm đó là chưa đủ», - chuyên gia Sheelah Kolhatkar nói.
Đồng thời, các quan chức nói trên cũng nhất trí rằng gia tăng nhiều biện pháp trừng phạt hơn không có nghĩa là sẽ tốt hơn, bởi trừng phạt có thể giáng đòn vào thị trường thế giới. Đã xảy ra như vậy vào năm 2018 với Oleg Deripaska. Những hạn chế chống một doanh nhân Nga và công ty của ông ta đã khiến giá nhôm tăng phi mã.
Thêm nữa, cần lưu ý rằng Nga đủ sức đáp trả trừng phạt. Chẳng hạn, quyết định chuyển đổi phương thức thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng rúp dành cho các quốc gia thuộc danh sách «không thân thiện» đã thúc đẩy làm tăng nhu cầu đối với đồng bản tệ của Nga và cho phép củng cố tỷ giá hối đoái của rúp Nga.