Phương Tây đang thua xa Việt Nam về kiểm soát lạm phát, Bộ KH&ĐT làm rõ chỉ số CPI

Trong khi tỷ lệ lạm phát ở Mỹ và châu Âu tăng chóng mặt, tình thế của Việt Nam rõ ràng vẫn lạc quan hơn nhiều.
Sputnik
Lạm phát ở Việt Nam hiện tương đối thấp so với nhiều nền kinh tế khác, đặc biệt nếu so sánh với các quốc gia phương Tây, nhất là Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Đối với tình hình trong nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo làm rõ việc đánh giá chỉ số CPI, thể hiện, kết quả công bố của Tổng cục Thống kê là sát với thực tế và biến động giá trên thị trường.

Lạm phát tăng cao kỷ lục ở các nước phương Tây

Hôm 13/10, Bộ Lao động Hoa Kỳ đã công bố dữ liệu cảnh báo lạm phát tại Mỹ tiếp tục tăng cao khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 vượt mức dự báo, còn giá thực phẩm, nhiên liệu, dịch vụ y tế, giáo dục tăng không có dấu hiệu ngưng lại.
Nhà chức trách cho biết, chỉ số CPI của Mỹ trong tháng 9/2022 tiếp tục duy trì ở mức cao, tăng 0,4% so với tháng 8 và tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu không tính giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số CPI tại Mỹ tăng 0,6% trong tháng 9/2022.
Các báo cáo cho thấy, lạm phát tại Mỹ hiện đang ở mức cao nhất trong vòng 40 năm qua trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phục hồi sau đại dịch COVID-19, giá nhiên liệu cùng một số hàng hóa gia tăng cũng như sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng.
Động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ tư liên tiếp ngày 2/11 vừa qua được coi là sự tiếp tục của chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ quyết liệt nhất của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ kể từ đầu thập niên 1980 cho thấy nỗ lực trong cuộc chiến tiền tệ, lãi suất nhằm ngăn chặn lạm phát và đà lao dốc suy thoái kinh tế của Washington cam go đến nhường nào.
Trong khi đó, ở châu Âu, tình trạng thậm chí còn tồi tệ hơn khi lạm phát ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã lên mức kỷ lục.
Thiếu nguồn cung khí đốt của Nga, khủng hoảng năng lượng khiến giá nhiên liệu tăng cao, “bão giá” thực phẩm, chi phí sinh hoạt, điện, giáo dục, y tế, nhà ở… tác động lớn đến chi tiêu của mỗi người dân châu Âu trong khi lãnh đạo EU liên tục phải lên tiếng kêu gọi các nước thành viên thắt chặt ngân sách, “thắt lưng buộc bụng” và tiết kiệm nhất có thể.
Lệnh trừng phạt của phương Tây trở thành nhân tố nghiêm trọng khiến lạm phát tăng tốc trên thế giới
Báo cáo của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), đà tăng giá khủng khiếp ở EU thể hiện qua chỉ số tăng giá tiêu dùng của 19 nước thành viên Eurozone trong tháng 10 vừa rồi đã lên tới 10,7%, tăng so mức 9,9% của tháng 9 và vượt mức dự báo 10,2%. Đức, Pháp và Ý là ba quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã điều chỉnh lãi suất tăng tổng cộng 200 điểm cơ bản chỉ trong vòng gần 3 tháng qua và nhiều khả năng tiếp tục thực hiện tăng lãi suất vẫn chưa dừng lại. Nhưng rõ ràng, cả Mỹ và EU dường như vẫn đang thất bại trong cuộc chiến chống lạm phát của mình. Trước đó, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã cảnh báo lạm phát lên cao kỷ lục và tăng trưởng kinh tế sụt giảm ở Mỹ cùng nhiều nước châu Âu có thể dẫn tới suy thoái sâu hơn.
Ngân hàng Trung ương Anh cũng phải tăng mạnh lãi suất cơ bản lên mức 3%, mạnh nhất trong 33 năm qua vì “không còn cách nào khác” để đẩy lùi lạm phát, bắt buộc phải hy sinh tăng trưởng kinh tế để chống lại cơn bão giá càn quét đất nước và cuộc sống của người dân.

Việt Nam đang làm tốt hơn nhiều

Trong khi đó, Việt Nam đang kiểm soát lạm phát tốt hơn nhiều nền kinh tế trên thế giới.
Nếu nhìn vào chỉ số CPI, có thể thấy, quốc gia Đông Nam Á này đang kiểm soát vượt trội hơn hẳn so với phương Tây.
Khi đối chiếu với Mỹ và các nước châu Âu với tỷ lệ lạm phát vượt lần lượt 8%, 10% thì các mối lo ngại về nhập khẩu lạm phát thời gian qua vào châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng thực tế là “biện pháp lo xa cần thiết”, nhưng không đáng ngại.
VND mất giá. Cách ly nữa lạm phát không nổi đâu
Số liệu công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy, CPI tháng 10/2022 tăng 4,16% và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2021. Bình quân 10 tháng năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước.
Lý giải nguyên nhân khiến CPI tháng 10 tăng, Tổng cục Thống kê cho rằng giá xăng tăng, giá gas trong nước biến động theo giá thế giới, nhà ở, vật liệu xây dựng, nhu cầu thực phẩm cũng theo đà tăng.

“Lạm phát cơ bản của Việt Nam chỉ tăng 2,14% thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,89%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm và giá xăng, dầu”, - cơ quan thống kê cho hay.

Bộ KH&ĐT làm rõ chỉ số CPI

Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo giải trình gửi các đại biểu Quốc hội, sau khi có ý kiến cho rằng tính lạm phát chưa sát.
ĐBQH cũng đề nghịBộ KH&ĐT làm rõ việc đánh giá rổ hàng hóa theo phương pháp tính của Tổng cục Thống kê đã phản ánh chính xác tác động của tăng giá đến đời sống người dân và doanh nghiệp hay không, đồng thời, cân nhắc xây dựng một gói rổ hàng hóa phản ánh để có chính sách kịp thời, hạn chế những tác động đến người dân và doanh nghiệp.
Hồi đáp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, đối với rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), số lượng hàng hóa và dịch vụ đại diện điều tra được thực hiện theo Tài liệu hướng dẫn biên soạn Chỉ số giá tiêu dùng của các tổ chức quốc tế.
Ở Việt Nam, lần đầu tiên Tổng cục Thống kê tính và công bố chỉ tiêu CPI vào năm 1998, chọn năm gốc là năm 1995 với danh mục hàng hóa gồm 300 mặt hàng đại diện. Từ đó đến nay, năm gốc tính CPI được thay đổi cùng với việc mở rộng danh mục và cập nhật quyền số của các nhóm hàng hóa đại diện theo định kỳ. Hiện nay, Tổng cục Thống kê thực hiện theo phương án điều tra giá tiêu dùng giai đoạn 2020-2025 với năm gốc 2019.
Tình hình lạm phát tại Việt Nam là không lường được
Bộ cho biết, để xây dựng Danh mục hàng hóa đại diện sử dụng trong điều tra giá tiêu dùng, Tổng cục Thống kê đã tiến hành khảo sát thị trường của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở kết quả khảo sát, Tổng cục Thống kê loại bỏ những hàng hoá không còn phổ biến và bổ sung thêm hàng hóa mới, phổ biến trong tiêu dùng của dân cư.
Tổng số mặt hàng trong Danh mục hàng hóa đại diện giai đoạn 2020-2025 là 754 mặt hàng (tăng 100 mặt hàng so với giai đoạn trước). Danh mục hàng hóa đại diện này được rà soát, phân tổ dựa trên Bảng phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình Việt Nam; đảm bảo phục vụ biên soạn chỉ tiêu CPI cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cho các vùng và cả nước theo tháng, quý, năm.
“Việc bổ sung thêm những mặt hàng tiêu dùng mới, đã và đang trở nên phổ biến, được ưa chuộng, hiện đại, đồng thời được cập nhật thường xuyên trong quá trình thu thập thông tin khiến rổ hàng hóa mang tính đại diện hơn, phản ánh sát hơn đời sống, cơ cấu tiêu dùng của người dân, phù hợp với sự đa dạng, phong phú của các nhóm hàng hóa, dịch vụ”, - Tổng cục Thống kê lý giải.
Bên cạnh chỉ tiêu CPI, Tổng cục Thống kê hàng quý còn công bố các loại chỉ số giá khác để phản ánh tính hình giá cả trên thị trường như chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản, chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp; chỉ số giá dịch vụ; chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất; chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
Mặc lạm phát, GDP quý II của Việt Nam tăng 7,72%, cao nhất 10 năm qua
“Đáng lưu ý, mặc dù CPI chưa tăng cao nhưng giá sản xuất đang có xu hướng tạo sức ép lên giá cả hàng hóa tiêu dùng”, - theo Bộ KH&ĐT.
Bình quân 9 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất tăng 6%, cao nhất trong vòng 10 năm qua; chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp tăng 4,71%, chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa tăng cao nhất kể từ năm 2012 với mức tăng 10,86%... Điều này cho thấy doanh nghiệp đang phải chịu sức ép rất lớn về chi phí sản xuất.
Bình quân 9 tháng năm 2022, CPI được kiềm chế ở mức thấp với tốc độ tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chính như: Để chủ động ứng phó với áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ban hành kịp thời nhiều chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

“Các chính sách phù hợp cùng với sự quyết liệt, sát sao trong chỉ đạo, điều hành đã giúp giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân”, - Bộ KH&ĐT nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, một số chính sách rất hiệu quả như: giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ từ 10% xuống 8% từ ngày 01/02/2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động…
Cùng với đó, các nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng có tác động lớn tới CPI được kiểm soát giá chặt chẽ. Trong năm học 2021-2022, nhiều địa phương thực hiện miễn, giảm học phí để chia sẻ khó khăn cho người dân trong đại dịch đã giúp chỉ số giá dịch vụ giáo dục 9 tháng năm giảm 1,88% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung giảm 0,1 điểm phần trăm.
IMF: Việt Nam là “điểm sáng” trong “bức tranh tối màu” của nền kinh tế thế giới
Đối với giá dịch vụ y tế, nếu thực hiện giá dịch vụ khám chữa bệnh theo đúng lộ trình thì năm 2021 phải hoàn thành việc tính đủ các loại chi phí theo quy định của pháp luật về giá. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này đến nay chưa hoàn thành cũng góp phần kiềm chế tốc độ tăng của CPI.
Thêm vào đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã chủ động đề xuất chưa tăng giá điện trong năm nay mặc dù chi phí đầu vào của ngành này như giá xăng dầu, giá than đều đã tăng rất cao.
Bộ KH&ĐT nhấn mạnh, CPI do Tổng cục Thống kê thu thập thông tin, biên soạn và công bố đã phản ánh xu hướng biến động giá trên thị trường hiện nay.
Thảo luận