Trung Quốc thể hiện rõ sự quan tâm đối với việc thúc đầy phát triển đối thoại với ASEAN

Lợi ích kinh tế và chính trị của Trung Quốc trùng khớp với lợi ích của ASEAN về nhiều mặt. Trung Quốc đang gửi tín hiệu cho phương Tây: những nỗ lực chia rẽ ASEAN là không thể chấp nhận được. Trung Quốc sẽ không gây áp lực lên các thành viên của Hiệp hội để buộc họ phải chọn bên.
Sputnik
Trung Quốc coi ASEAN là một trong những trung tâm quyền lực và sẵn sàng phát triển hợp tác bình đẳng với hiệp hội. Lập trường này được phản ánh trong bài viết của Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Khắc Cường đăng tải trên hai tờ báo Campuchia “Khmer Times” và “Jian Hua Daily” vào ngày đầu tiên của các sự kiện cấp cao của ASEAN ở Campuchia.
Các nước ASEAN tuyên bố ý định tăng cường sự thống nhất của khối
Đặc biệt, Trung Quốc dự định tiếp tục xây dựng quan hệ với ASEAN dựa trên các nguyên tắc đa phương hóa và toàn cầu hóa kinh tế, bài báo viết. Đây là một dẫn chứng rõ ràng cho thấy sự cần thiết phải làm việc cùng nhau để chống lại các nỗ lực của Hoa Kỳ và các đồng minh nhằm áp đặt chính trị đơn cực và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Trung Quốc đề nghị ASEAN đáp trả chính sách trừng phạt và rào cản thương mại của phương Tây bằng việc tự do hóa thương mại và đơn giản hóa các điều kiện đầu tư. Trung Quốc và ASEAN nên làm việc cùng nhau để xây dựng một nền kinh tế khu vực mở. Trung Quốc ủng hộ sự thống nhất của ASEAN và sẽ không gây áp lực buộc các thành viên phải chọn bên,
Thủ tướng Trung Quốc nhấn mạnh trong bài viết của mình.

ASEAN kiên trì xây dựng sự thống nhất

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Artem Garin từ Trung tâm Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương thuộc Viện Phương đông học (Viện Hàn lâm Khoa học Nga), lưu ý, Trung Quốc và Mỹ định vị bản thân theo hai cách khác nhau trong khu vực.
“Lợi ích của Trung Quốc trùng khớp với lợi ích của các nước ASEAN, đó là đảm bảo sự thống nhất trong đa dạng. Còn Mỹ có nhiều động lực hơn để duy trì ảnh hưởng của mình, vốn đang mất dần trong khu vực. Họ đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của các quốc gia khác, bao gồm cả việc thúc đẩy các nước ASEAN chọn phe Mỹ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Bắc Kinh đang thúc đẩy chương trình nghị sự khác, có vai trò tích cực hơn trong khu vực."
Trung Quốc cảnh báo các nước ASEAN đừng để bị các cường quốc dùng làm "quân cờ"

"Trung Quốc tôn trọng vai trò trung tâm và độc lập của ASEAN trong các vấn đề khu vực, đồng thời Bắc Kinh tin chắc rằng, các quốc gia thành viên ASEAN chứ không phải Hoa Kỳ sẽ định đoat tương lai của khu vực. Trung Quốc khéo léo sử dụng những tính toán sai lầm về ngoại giao và chiến lược của Hoa Kỳ. Trung Quốc cho thấy rõ rằng, họ chủ trương phát triển quan hệ với các nước ASEAN để xây dựng một tương lai chung cho khu vực. Ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực đang gia tăng nhờ chương trình hợp tác dài hạn, Trung Quốc tôn trọng vai trò của các nước ASEAN trong việc xác định cấu trúc an ninh khu vực trong tương lai”, - chuyên gia Artem Garin nói.

Những nỗ lực của Mỹ và các đối tác phương Tây nhằm chia rẽ ASEAN thấy được rõ qua cách tiếp cận đơn phương của họ đối với vấn đề Myanmar và vấn đề Biển Đông. Ví dụ, họ khuyến khích các nước ASEAN ủng hộ chính phủ bóng tối của Myanmar đồng thời ngăn cản sự phát triển của đối thoại với chính quyền quân sự của nước này. Họ cũng đang đẩy một số nước ASEAN vào cuộc xung đột với Trung Quốc ở Biển Đông trong khi các nước thành viên Hiệp hội cùng với Bắc Kinh đang thúc đẩy một chương trình nghị sự hàng hải Biển Đông đầy hứa hẹn.
Liệu ASEAN, với sự giúp đỡ của Trung Quốc, có thể duy trì sự thống nhất trước sức ép từ phương Tây?
Sự tham gia của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong cuộc đối thoại với ASEAN, bao gồm cả trong khuôn khổ ASEAN + Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, được kết hợp với chuyến thăm của ông tới Campuchia. Trước đó, tại Bắc Kinh đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh Trung - Việt. Cả Campuchia và Việt Nam đều là những đối tác quan trọng của Trung Quốc trong ASEAN. Ảnh hưởng chính trị của ASEAN và sự phát triển chung của khu vực phụ thuộc phần lớn vào những tiến bộ trong sự hợp tác của Trung Quốc với Việt Nam và Campuchia. Ví dụ, đặc khu kinh tế Sihanoukville (SSEZ) do các nhà đầu tư Trung Quốc tài trợ là khu công nghiệp lớn nhất Đông Nam Á. Tại đó có khoảng 170 nhà máy từ Trung Quốc, Đông Nam Á, Châu Âu và Hoa Kỳ. Đặc khu kinh tế này đã trở thành một khâu trong chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Tổng số 300 doanh nghiệp dự kiến ​​sẽ được đặt tại khu vực này trong những năm tới, tạo ra 100.000 việc làm cho người dân Campuchia.
Thảo luận