Tham vọng kinh tế của Việt Nam có mức độ khả thi như thế nào?

Nền kinh tế Việt Nam 9 tháng sau khi Covid-19 bị đẩy lùi đã hồi phục với mức tăng GDP cao. Điều này trùng hợp với những nỗ lực của Việt Nam trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng hậu cần của riêng mình và ý muốn trở thành một trung tâm sản xuất vi điện tử.
Sputnik
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik Việt Nam, chuyên gia Vladimir Moiseevich Mazyrin lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga, nói về những lý do của các hoạt động tích cực theo hướng Việt Nam, cũng như về khả năng thực tế để hiện thực hóa những tham vọng đó.

Tiềm năng

Việt Nam là một trong số ít quốc gia sở hữu trữ lượng đất hiếm rất lớn, nhưng, vì lý do nào đó Việt Nam lại chưa thể khai thác, tận dụng các chất này, - chuyên gia Nga lưu ý khi nói về thành phần tài nguyên của ngành công nghiệp vi điện tử. Hơn nữa, chuyên gia Mazyrin chỉ ra một trong những nguyên nhân tại sao nguồn tài nguyên này được nhập khẩu, đó là do phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, ngăn cản việc khai thác đất hiếm ở Việt Nam:
“Có lẽ ở Việt Nam việc khai thác đất hiếm sẽ không mang lại lợi nhuận, nhưng, theo tôi, ở đây có những nguyên nhân khác. Việt Nam đã trở thành con tin của chính sách kinh tế Mỹ, Hoa Kỳ đang ngăn chặn sự phát triển của những nguồn tài nguyên cạnh tranh với hàng hóa của Mỹ, chẳng hạn như khí tự nhiên, kim loại đất hiếm. Mỹ và các đối tác của họ tự đóng chuỗi cung ứng, họ không quan tâm lắm đến sự phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực này”.
Ảnh hưởng từ việc Trung Quốc mở cửa nền kinh tế đối với Việt Nam
Tuy nhiên, xét theo mọi việc, Việt Nam đang mạo hiểm với các biện pháp trừng phạt thứ cấp bằng cách lợi dụng cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ để cho phép hàng hóa Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt Nam vào Hoa Kỳ.
Chuyên gia cho rằng, kinh tế Việt Nam đạt được sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong 9 tháng đầu năm nay vừa được IMF công bố chính là nhờ một phần ở các hoạt động kinh doanh không hoàn toàn trong sạch này:

“Có thể giả định rằng, GDP của Việt Nam được tính bằng sản lượng của các doanh nghiệp chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam đã được công bố, nhưng chưa hoàn thành. Đương nhiên, Trung Quốc sản xuất hàng hóa cho Hoa Kỳ và rất khó bán chúng cho các nước khác. Bằng cách này, Việt Nam "giúp đỡ" trong việc bán hàng, khi hàng hóa của Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt Nam”.

Như vậy, có thể rút ra kết luận rằng, các dự báo tăng trưởng kinh tế quá lạc quan dựa trên sản lượng khai báo, mà sản lượng thực tế chưa chắc tương quan với tình hình thực tế.

Cơ hội thực hiện

Tất nhiên, chuyển dịch sản xuất là một quá trình tích cực đối với Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số. Việt Nam được cho là đang tích cực khuyến khích các “ông lớn” như TSMC của Đài Loan chuyển sản xuất đến Việt Nam. Mặc dù Việt Nam không muốn công khai quảng bá thương mại rộng rãi với Đài Loan để không gây căng thẳng không cần thiết trong quan hệ với Trung Quốc, nhưng, trên thực tế không có nghi ngờ gì rằng, nước này đang tương tác với Đài Loan trong lĩnh vực này.
Xu hướng mua hàng online của người Việt và nền kinh tế Internet tại Việt Nam
Cho dù một số nhà máy được thành lập dựa trên dòng vốn FDI đang hoạt động dưới tên gọi nào, thì cũng nên nói về sự phát triển của chính nền sản xuất Việt Nam.
“Làm thế nào để Việt Nam có thể sản xuất một lượng điện thoại thông minh khổng lồ như vậy mà không có bất kỳ cơ sở sản xuất nào trong nước? Rõ ràng là các con chip này theo một nghĩa nào đó là của Đài Loan, nhưng, những con chip tương tự được xuất khẩu đã dán nhãn “made in Vietnam”, vì vậy có một ranh giới rất mỏng manh ở đây, cái mà chúng tôi gọi là sản xuất của chính mình. Câu chuyện tương tự với chip", - chuyên gia Mazyrin nói. - Nga có thể thiết lập quan hệ đối tác với Việt Nam trong lĩnh vực chất bán dẫn, tôi khá lạc quan về điều này và tôi đã nói về điều này từ lâu".
Nhưng, cùng với tiềm năng và cơ hội, cũng có những trở ngại - quan hệ căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây, mà phương Tây có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với Việt Nam vì giao hàng cho Nga.

Việt Nam với tư cách trung tâm logistics

Rõ ràng, việc chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam không thể thực hiện được nếu không nâng cao chất lượng công tác hậu cần và triển khai các dự án cơ sở hạ tầng. Việt Nam đã khai trương tuyến đường biển Hải Phòng-Vladivostok, Vladivostok-TP.HCM, và đang tích cực phát triển hạ tầng cảng biển. Đồng thời, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc và sự hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam trong các dự án cơ sở hạ tầng cũng đầy hứa hẹn.

“Tất nhiên, Việt Nam không muốn liên kết với Vành đai và Con đường, kể cả vì lý do chính trị. Cách giải thích ở đây là rất quan trọng: những gì Bắc Kinh coi là một phần của sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, Việt Nam chỉ coi là các dự án cơ sở hạ tầng song phương”, - chuyên gia lưu ý.

“Sát Trung Quốc”: Việt Nam có 3 cảng biển lọt top 100 cảng container lớn nhất thế giới
Tuy nhiên, mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang tiến gần hơn tới suy thoái và chưa rõ khi nào cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông, Việt Nam cho đến nay vẫn cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Tuy nhiên, với những mục tiêu đầy tham vọng như vậy, Việt Nam có thể cầm cự được bao lâu? Đây là một câu hỏi bỏ ngỏ. Rõ ràng là Việt Nam nên mở rộng quan hệ kinh tế với Nga, bao gồm cả trong lĩnh vực năng lượng, để phát huy những thành tích đã đạt được và đảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp chuyển sản xuất sang Việt Nam. Cho đến lúc đó, không nên bỏ qua thực tế rằng, Việt Nam đang nằm trong vùng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc trong bối cảnh GDP tăng trưởng mạnh.
Thảo luận