"Theo thông tin sơ bộ, khả năng đó bị bác bỏ. Tôi không muốn nói điều này trước khi quá trình điều tra hoàn tất, nhưng về quỹ đạo thì ít có khả năng tên lửa đó được phóng từ Nga. Nhưng chúng ta sẽ thấy”, - ông nói với các nhà báo ở Bali sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo thế giới.
Biden nói thêm rằng ông dự định tìm hiểu hoàn cảnh chính xác của sự cố rơi tên lửa ở Ba Lan sau đó mới quyết định các bước cần làm. Ông cũng cho biết các nhà lãnh đạo NATO và G7 trong cuộc họp đã thảo luận về sự cố tên lửa ở Ba Lan và đồng ý giúp Warsaw điều tra.
Trước đó, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết Warsaw không có thông tin chính xác tên lửa của ai rơi xuống lãnh thổ nước mình. Phát biểu này trái ngược với lời khẳng định của Bộ Ngoại giao Ba Lan trước đó tuyên bố rằng tên lửa "do Nga sản xuất" đã rơi xuống lãnh thổ của nước này, đồng thời triệu tập Đại sứ Nga tại Warsaw Sergei Andreev tới Bộ Ngoại giao về sự việc nêu trên.
Vào ngày 15/11 các phương tiện truyền thông Ba Lan đưa tin có hai tên lửa rơi xuống lãnh thổ Ba Lan - ở tỉnh Lublin nằm sát biên giới với Ukraina - làm hai người thiệt mạng.