“Nhìn chung, phản ứng của các nước ASEAN trước chính sách chống Nga và các biện pháp trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ và phương Tây khiến nhiều người ngạc nhiên. Ít ai ngờ rằng, phần lớn thành viên Hiệp hội sẽ thực sự hành động về phía Nga. Trước đây, điều này được thể hiện trong cuộc bỏ phiếu về các nghị quyết chống Nga tại Đại hội đồng Liên hợp quốc. Trong cuộc bỏ phiếu gần đây nhất về cái gọi là nghị quyết ủng hộ cơ chế để Nga bồi thường chiến tranh cho Ukraina.
Ngay cả Campuchia cũng bỏ phiếu trắng, bất chấp những tuyên bố của Thủ tướng Hun Sen về việc ông nhất quán ủng hộ Ukraina ở mọi nơi và trên mọi diễn đàn, và công khai lên án Nga”, - Giáo sư Mosyakov lưu ý.
“Phản ứng của các nước ASEAN đối với các sự kiện ở Ukraina hóa ra lại có lợi cho Nga, mặc dù vào những năm 60-70, Liên Xô là kẻ thù trực tiếp của các nước ASEAN. Chúng tôi không được tin tưởng, ASEAN đã có thái độ tiêu cực đối với Liên Xô là. Chính bởi vậy, việc các quốc gia ASEAN đang thay đổi thái độ đối với Nga có ý nghĩa đặc biệt to lớn, sự thay đổi này đã đạt được chủ yếu nhờ vào chính sách mà Nga theo đuổi sau sự sụp đổ của Liên Xô. Ngày nay, Nga là một trong những đối tác thân thiết nhất của ASEAN. Các nhà ngoại giao Nga ủng hộ tất cả các sáng kiến do Hiệp hội đưa ra trong những năm gần đây”.
Nga tạo những “điểm ảnh hưởng” trong ASEAN
“Điều đó có nghĩa là các nước ASEAN tôn trọng chúng tôi, tin tưởng chúng tôi. Các công ty CNTT của Nga đang hoạt động ở Malaysia, Myanmar, Thái Lan và Philippines. Các lĩnh vực hợp tác đang phục vụ lợi ích của cả Nga và các nước ASEAN: đây là an ninh quốc gia, sự hợp tạc trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, dầu khí và thực phẩm”, - chuyên gia Nga lưu ý.