Ngày đầu tiên của hội nghị dành cho những vấn đề thời sự của các nước khác nhau trong khu vực Đông Nam Á. Chuyện ở đây nói về những khía cạnh khác nhau của tình hình chính trị trong và ngoài nước của các quốc gia như Myanmar, Thái Lan, Lào, Indonesia.
Hàng loạt báo cáo liên quan đến khu vực Đông Nam Á, trong những nội dung chung thì đáng chú ý là đi sâu phân tích quan hệ của các nước ở khu vực này đối với Nga trong bối cảnh toàn cầu thiếu ổn định.
Cụ thể, TSKH Lịch sử Shpakovskaya Marina Anatolyevna, đại diện trường Đại học Hữu nghị Các dân tộc (RUDN) đã thuyết trình về sự hợp tác của Ấn Độ và Trung Quốc với các nước ASEAN. Tác giả chỉ ra rằng Đông Nam Á là nơi xung đột lợi ích của cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc. Và mối quan tâm cơ bản không chỉ hàm chứa ở kinh tế, mà còn ở phần tham gia tích cực của Ấn Độ vào các vấn đề an ninh khu vực.Từ đây có khía cạnh duy trì sự ổn định trong khu vực Biển Đông và bảo vệ các tuyến đường thương mại.
Trong báo cáo của mình, TSKH Chính trị Alexei Drugov, nghiên cứu viên chính tại Ban Đông Nam Á của Viện Nghiên cứu Phương Đông (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga), đã lưu ý đến chính sách đối ngoại của Indonesia, trong đó Indonesia đã nhận thức rõ về sự cần thiết phải duy trì quan hệ với Nga, ngay cả khi phải chịu áp lực rõ ràng từ phía Hoa Kỳ. Một mặt, Indonesia nhìn nhận tiêu cực về sự bùng phát trầm trọng trong quan hệ Mỹ-Trung, lên án chuyến thăm của bà Nancy Pelosi đến Đài Loan, không ủng hộ những sáng kiến khác hướng tới chống Trung Quốc. Mặt khác, Indonesia và Hoa Kỳ đang tiến hành các cuộc tập trận chung, dường như không nhằm chống Trung Quốc, nhưng lại được tổ chức ở các khu vực giáp Biển Đông, còn trong quá trình thao diễn ghi nhận cái nhìn giống nhau về kẻ thù tiềm năng, nơi hiển nhiên có thể thấy đó là Trung Quốc. Báo cáo cũng ghi nhận sự gia tăng căng thẳng phần nào giữa Trung Quốc và Indonesia. Trong khi Bắc Kinh hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia, thì Trung Quốc thâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, và giữa hai nước liên tục nảy sinh câu hỏi về ranh giới biển.
Báo cáo của GS Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương tại Viện Nghiên cứu Phương Đông (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga) tổng hợp thái độ của các nước Đông Nam Á với chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga tiến hành tại Ukraina. Chuyên gia Mosyakov lưu ý rằng phản ứng của các nước Đông Nam Á hóa ra là thuận lợi cho Nga - mặc dù các nước trong khu vực này buộc phải cân bằng, họ không giữ quan điểm chống Nga, không áp đặt biện pháp trừng phạt và cũng không ủng hộ các sáng kiến bài Nga. Đồng thời tác giả lưu ý đến trừng phạt thứ cấp như là vấn đề chính - cơ chế hoàn toàn vô lý, nhưng đang có hiệu lực của Hoa Kỳ. Nhưng ngay cả vấn đề này cũng có thể hoá giải - điều cần thiết là tìm ra giải pháp và thoát khỏi tình trạng hình thành hiện tại, bất kể bối cảnh bên ngoài như thế nào. Có thể làm được điều đó và có những ví dụ điển hình về sự hợp tác thành công, chí ít là của các công ty CNTT Nga với các nước Đông Nam Á ngay cả trong điều kiện bị phương Tây trừng phạt.
Trong hội nghị còn có phần tham gia của các chuyên gia trẻ, cụ thể như sinh viên người Việt từ hệ Cao học của trường ĐHTH Quan hệ Quốc tế (MGIMO) Trịnh Quốc Vinh có báo cáo theo đề tài “Vai trò của hệ tư tưởng trong bang giao Việt - Trung”. Trong đó, tác giả ghi nhận tính hai mặt của quan hệ Việt - Trung, với một mặt đầy mâu thuẫn trên cơ sở tranh chấp lãnh thổ, còn mặt khác là sự tương đồng cùng hệ tư tưởng. Trịnh Quốc Vinh chỉ ra rằng các nước đang cố gắng rời xa khả năng tăng leo thang mà phấn đấu hướng tới hợp tác trong những hình thức khác nhau.
Xứng đáng được đánh giá cao
Ban tổ chức đánh giá cao kết quả ngày thứ nhất của hội nghị. Chẳng hạn, ông Alexei Drugov vui mừng lưu ý rằng sinh hoạt khoa học chuyên đề thu hút rất nhiều chuyên gia trẻ, cả từ phía các báo cáo viên cũng như những chuyên gia tương lai trong số các cử toạ:
«Rất phấn khởi vì trong khán phòng đông đảo gương mặt đại diện giới trẻ - họ tiếp nối sự nghiệp của chúng tôi và qua mỗi lần càng nên có nhiều chuyên gia trẻ hơn nữa! Cả các nhà Phương Đông học từ vùng Novosibirsk xa xôi cũng về dự hội nghị, thật là tuyệt vời!».
Theo lời ông Alexei Drugov, những hội nghị như vậy là hoạt động cần thiết dành cho «tự giác ngộ và nhận thức chung toàn xã hội».
«Dmitry Valentinovich Mosyakov và các đồng nghiệp khác đã nói tới nhận thức ở Đông Nam Á về đất nước chúng ta. Đối với Việt Nam, điều này càng là yêu cầu thời sự, tính đến vai trò của Liên Xô và Nga trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cần nhìn rộng hơn. Sự hiện diện của Liên Xô một thời và Nga hiện nay dù ở mức độ thấp hơn vẫn cần cân bằng vững vàng trước sự liều lĩnh hoàn toàn điên cuồng của Hoa Kỳ».
Những sinh hoạt khoa học như hội nghị này giúp thu được hiểu biết toàn diện về khu vực, từ đó hình thành thái độ đúng đắn, sáng suốt trong giao lưu quốc tế.
“Chúng ta ở đây để làm giàu thêm cho bản thân bằng những ý tưởng phong phú, và sau đó sẽ thực thi trong công việc khoa học, trong giới chính trị và trên các phương tiện truyền thông", - ông Drugov kết luận.