“Các quốc gia trong Liên minh Ngũ Nhãn (Five Eyes) đang nỗ lực hết sức để thực hiện chiến lược kiềm chế Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển chất bán dẫn. Tuy nhiên, họ chỉ có thể làm chậm tiến độ các dự án tạo bước đột phá công nghệ của Trung Quốc, và cuối cùng, Trung Quốc nhất định sẽ thành công. Vương quốc Anh đã hoàn toàn từ bỏ quyền tự chủ chiến lược của mình. London theo sát Hoa Kỳ trong mọi việc, và từ chối các mối quan hệ thực dụng với Trung Quốc. Xét theo mọi việc, ông Rishi Sunak giống như bà Liz Truss sẽ là một thủ tướng yếu kém, và chúng ta không thể hy vọng rằng, Vương quốc Anh sẽ thực thi chính sách độc lập không lệ thuộc vào Washington”, - chuyên gia Ding Donghan nhận xét.
Phong tỏa chất bán dẫn
“Mối lo ngại lớn nhất của phương Tây thậm chí không phải là việc Trung Quốc dùng công nghệ của họ để sau đó các sản phẩm của Trung Quốc tràn ngập thị trường toàn cầu. Điều đáng lo ngại hơn nữa đối với phương Tây là Trung Quốc đã nắm bắt sáng kiến công nghệ và trở thành nhà sản xuất hàng đầu, không chỉ thống trị về số lượng mà còn về chất lượng trên thị trường chất bán dẫn. Hơn nữa, điều này có liên quan chặt chẽ với việc tăng cường tiềm lực quân sự của Trung Quốc. Phương Tây đang cố gắng ngăn chặn điều này bằng mọi cách có thể, kể cả bằng các biện pháp phong tỏa chất bán dẫn”, - ông Mikhail Belyaev lưu ý.
“Tại các sự kiện quốc tế, các cuộc đàm phán giữa lãnh đạo hai nước thường được tổ chức nếu có chủ đề đối thoại. Hơn nữa, nếu cả hai bên đều thấy rõ rằng, cuộc gặp có thể dẫn đến một số kết quả thúc đẩy quan hệ song phương, thì nó sẽ được tổ chức trong "bất kỳ thời tiết nào". Việc hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh cho thấy rằng, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Anh không có nhiều điều để nói. Rõ ràng, phía Trung Quốc không tin vào khả năng tổ chức một cuộc trao đổi mang tính xây dựng có thể mang lại kết quả. Có lẽ, lý do thực sự cho việc hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh là việc không có cơ sở nghiêm túc và điều kiện tiên quyết để cuộc họp có thể mang lại kết quả tích cực”, - chuyên gia Nga nhận xét.