https://kevesko.vn/20221121/vuong-quoc-anh-tham-gia-cac-bien-phap-phong-toa-chat-ban-dan-doi-voi-trung-quoc-19438310.html
Vương quốc Anh tham gia các biện pháp phong tỏa chất bán dẫn đối với Trung Quốc?
Vương quốc Anh tham gia các biện pháp phong tỏa chất bán dẫn đối với Trung Quốc?
Sputnik Việt Nam
Chính phủ của ông Rishi Sunak gây căng thẳng trong quan hệ kinh doanh với Trung Quốc. Phương Tây lo ngại Trung Quốc đạt bước đột phá mới trong công nghệ. Lãnh... 21.11.2022, Sputnik Việt Nam
2022-11-21T20:42+0700
2022-11-21T20:42+0700
2022-11-21T20:42+0700
thế giới
tác giả
hoa kỳ
quan điểm-ý kiến
anh
chip điện tử
công nghệ
rishi sunak
chính trị
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/09/15/11101456_0:104:2001:1229_1920x0_80_0_0_b7e6cfb8143648dc98521ec908d0ab71.jpg
Công ty công nghệ Nexperia có nguồn đầu tư từ Trung Quốc phải bán ít nhất 86% cổ phần của Newport Wafer Fab (NWF) ở Anh theo Đạo luật An ninh Quốc gia và Đầu tư (National Security and Investment Act). Bộ trưởng Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược công nghiệp Grant Shapps đã công bố điều này vào thứ Tư. Nexperia là công ty con tại Hà Lan của công ty công nghệ Wingtech Technology Co của Trung Quốc.Newport Wafer Fab là công ty vi mạch bán dẫn lớn nhất ở Vương quốc Anh. Nexperia đã mua lại 86% cổ phần của NWF vào tháng 7 năm ngoái, nâng tỷ lệ sở hữu tại Newport Wafer Fab lên 100%.Ngay trước khi Nexperia tiếp quản Newport Wafer Fab, một số nghị sĩ Quốc hội Vương quốc Anh đã kêu gọi chặn việc bán NWF cho Trung Quốc. Về phần mình, Hoa Kỳ đã gây áp lực lên London thông qua các kênh ngoại giao để ngăn chặn thương vụ này, Wall Street Journal đưa tin.Vài ngày trước khi Vương quốc Anh chặn Nexperia mua lại nhà máy vi mạch lớn nhất trong nước, Thủ tướng Rishi Sunak đã nói với Sky News rằng, “Trung Quốc là một thách thức mang tính hệ thống với các giá trị và lợi ích của chúng ta và đang đe dọa “an ninh kinh tế” của Anh”.Chiến lược quốc gia của Anh đan xen chặt chẽ với chính sách của Mỹ, vì vậy nước này không có quyền tự chủ chiến lược của riêng mình. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Ding Donghan từ Trung tâm Nghiên cứu về Vương quốc Anh tại Học viện Ngoại ngữ Thượng Hải, bình luận về quyết định của chính phủ Anh.Chắc là quyết định này của Chính phủ Anh sẽ khiến môi trường kinh doanh tại thị trường Anh đối với các công ty Trung Quốc tiếp tục xấu đi. Quyết định này phản ánh chiều hướng đi xuống trong sự phát triển của quan hệ Trung-Anh, đồng thời phù hợp với chính sách phong tỏa công nghệ đối với Trung Quốc đang được thúc đẩy ở phương Tây. Vào giữa tháng 10, các công ty Mỹ đã bị cấm xuất khẩu chip bán dẫn và các thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc. Các quy định này cũng cho phép Mỹ ngăn cản việc xuất khẩu chip được sản xuất ở nước ngoài bằng công nghệ Mỹ.Sau đó, chính phủ Đức, bất chấp kết quả tích cực của cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Đức ở Bắc Kinh, đã cấm bán nhà máy sản xuất chip thuộc công ty Elmos của Đức cho công ty Silex của Thụy Điển vì đây một công ty con thuộc công ty mẹ Sai MicroElectronics của Trung Quốc.Phong tỏa chất bán dẫnPhương Tây đang gia tăng các biện pháp phong tỏa chất bán dẫn đối với Trung Quốc vì lo ngại rằng, Bắc Kinh có thể củng cố vị thế của mình trên thị trường công nghệ toàn cầu, - nhà khoa học kinh tế chính trị Mikhail Belyaev, chuyên gia về về quan hệ Anh-Trung, nói với Sputnik.London đã thông báo về việc ngăn chặn công ty Trung Quốc thâu tóm nhà máy chip của Anh vào cùng ngày cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Anh tại Bali bị hủy bỏ. Việc hủy bỏ cuộc gặp được giải thích chính thức là do lịch trình các sự kiện G20 thay đổi. Tuy nhiên, theo chuyên gia Mikhail Belyaev, cuộc gặp có thể diễn ra “trong bất kỳ thời tiết nào” nếu Trung Quốc chắc chắn rằng, nó sẽ mang lại hiệu quả mong muốn:
https://kevesko.vn/20221118/lieu-viet-nam-co-the-tro-thanh-trung-tam-san-xuat-chip-toan-cau-19393281.html
anh
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/09/15/11101456_110:0:1889:1334_1920x0_80_0_0_3c77184ca47d051b8448162a80fb70ff.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
thế giới, tác giả, hoa kỳ, quan điểm-ý kiến, anh, chip điện tử, công nghệ, rishi sunak, chính trị
thế giới, tác giả, hoa kỳ, quan điểm-ý kiến, anh, chip điện tử, công nghệ, rishi sunak, chính trị
Vương quốc Anh tham gia các biện pháp phong tỏa chất bán dẫn đối với Trung Quốc?
Chính phủ của ông Rishi Sunak gây căng thẳng trong quan hệ kinh doanh với Trung Quốc. Phương Tây lo ngại Trung Quốc đạt bước đột phá mới trong công nghệ. Lãnh đạo Trung-Anh không gặp nhau trực tiếp ở Bali có lẽ do thiếu niềm tin vào kết quả tích cực của cuộc gặp này.
Công ty công nghệ Nexperia có nguồn đầu tư từ Trung Quốc phải bán ít nhất 86% cổ phần của Newport Wafer Fab (NWF) ở Anh theo Đạo luật An ninh Quốc gia và Đầu tư (National Security and Investment Act). Bộ trưởng Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược công nghiệp Grant Shapps đã công bố điều này vào thứ Tư. Nexperia là công ty con tại Hà Lan của công ty công nghệ Wingtech Technology Co của Trung Quốc.
Newport Wafer Fab là công ty vi mạch bán dẫn lớn nhất ở Vương quốc Anh. Nexperia đã mua lại 86% cổ phần của NWF vào tháng 7 năm ngoái, nâng tỷ lệ sở hữu tại Newport Wafer Fab lên 100%.
Ngay trước khi Nexperia tiếp quản Newport Wafer Fab, một số nghị sĩ Quốc hội Vương quốc Anh đã kêu gọi chặn việc bán NWF cho Trung Quốc. Về phần mình, Hoa Kỳ đã gây áp lực lên London thông qua các kênh ngoại giao để ngăn chặn thương vụ này, Wall Street Journal đưa tin.
Vài ngày trước khi Vương quốc Anh chặn Nexperia mua lại nhà máy vi mạch lớn nhất trong nước, Thủ tướng Rishi Sunak đã nói với Sky News rằng, “Trung Quốc là một thách thức mang tính hệ thống với các giá trị và lợi ích của chúng ta và đang đe dọa “an ninh kinh tế” của Anh”.
Chiến lược quốc gia của Anh đan xen chặt chẽ với chính sách của Mỹ, vì vậy nước này không có quyền tự chủ chiến lược của riêng mình. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Ding Donghan từ Trung tâm Nghiên cứu về Vương quốc Anh tại Học viện Ngoại ngữ Thượng Hải, bình luận về quyết định của chính phủ Anh.
“Các quốc gia trong Liên minh Ngũ Nhãn (Five Eyes) đang nỗ lực hết sức để thực hiện chiến lược kiềm chế Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển chất bán dẫn. Tuy nhiên, họ chỉ có thể làm chậm tiến độ các dự án tạo bước đột phá công nghệ của Trung Quốc, và cuối cùng, Trung Quốc nhất định sẽ thành công. Vương quốc Anh đã hoàn toàn từ bỏ quyền tự chủ chiến lược của mình. London theo sát Hoa Kỳ trong mọi việc, và từ chối các mối quan hệ thực dụng với Trung Quốc. Xét theo mọi việc, ông Rishi Sunak giống như bà Liz Truss sẽ là một thủ tướng yếu kém, và chúng ta không thể hy vọng rằng, Vương quốc Anh sẽ thực thi chính sách độc lập không lệ thuộc vào Washington”, - chuyên gia Ding Donghan nhận xét.
Chắc là quyết định này của Chính phủ Anh sẽ khiến môi trường kinh doanh tại thị trường Anh đối với các công ty Trung Quốc tiếp tục xấu đi. Quyết định này phản ánh chiều hướng đi xuống trong sự phát triển của quan hệ Trung-Anh, đồng thời phù hợp với chính sách phong tỏa công nghệ đối với Trung Quốc đang được thúc đẩy ở phương Tây. Vào giữa tháng 10, các công ty Mỹ đã bị cấm xuất khẩu chip bán dẫn và
các thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc. Các quy định này cũng cho phép Mỹ ngăn cản việc xuất khẩu chip được sản xuất ở nước ngoài bằng công nghệ Mỹ.
Sau đó, chính phủ Đức, bất chấp kết quả tích cực của cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Đức ở Bắc Kinh, đã cấm bán nhà máy sản xuất chip thuộc công ty Elmos của Đức cho công ty Silex của Thụy Điển vì đây một công ty con thuộc công ty mẹ Sai MicroElectronics của Trung Quốc.
18 Tháng Mười Một 2022, 21:15
Phương Tây đang gia tăng các biện pháp phong tỏa chất bán dẫn đối với Trung Quốc vì lo ngại rằng, Bắc Kinh có thể củng cố vị thế của mình trên thị trường công nghệ toàn cầu, - nhà khoa học kinh tế chính trị Mikhail Belyaev, chuyên gia về về quan hệ Anh-Trung, nói với Sputnik.
“Mối lo ngại lớn nhất của phương Tây thậm chí không phải là việc Trung Quốc dùng công nghệ của họ để sau đó các sản phẩm của Trung Quốc tràn ngập thị trường toàn cầu. Điều đáng lo ngại hơn nữa đối với phương Tây là Trung Quốc đã nắm bắt sáng kiến công nghệ và trở thành nhà sản xuất hàng đầu, không chỉ thống trị về số lượng mà còn về chất lượng trên thị trường chất bán dẫn. Hơn nữa, điều này có liên quan chặt chẽ với việc tăng cường tiềm lực quân sự của Trung Quốc. Phương Tây đang cố gắng ngăn chặn điều này bằng mọi cách có thể, kể cả bằng các biện pháp phong tỏa chất bán dẫn”, - ông Mikhail Belyaev lưu ý.
London đã thông báo về việc ngăn chặn công ty Trung Quốc thâu tóm nhà máy chip của Anh vào cùng ngày cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Anh tại Bali bị hủy bỏ. Việc hủy bỏ cuộc gặp được giải thích chính thức là do lịch trình các sự kiện G20 thay đổi. Tuy nhiên, theo chuyên gia Mikhail Belyaev, cuộc gặp có thể diễn ra “trong bất kỳ thời tiết nào” nếu Trung Quốc chắc chắn rằng, nó sẽ mang lại hiệu quả mong muốn:
“Tại các sự kiện quốc tế, các cuộc đàm phán giữa lãnh đạo hai nước thường được tổ chức nếu có chủ đề đối thoại. Hơn nữa, nếu cả hai bên đều thấy rõ rằng, cuộc gặp có thể dẫn đến một số kết quả thúc đẩy quan hệ song phương, thì nó sẽ được tổ chức trong "bất kỳ thời tiết nào". Việc hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh cho thấy rằng, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Anh không có nhiều điều để nói. Rõ ràng, phía Trung Quốc không tin vào khả năng tổ chức một cuộc trao đổi mang tính xây dựng có thể mang lại kết quả. Có lẽ, lý do thực sự cho việc hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh là việc không có cơ sở nghiêm túc và điều kiện tiên quyết để cuộc họp có thể mang lại kết quả tích cực”, - chuyên gia Nga nhận xét.