Vì sao căn biệt thự của cựu Chủ tịch Hà Nội Hoàng Văn Nghiên bị bỏ hoang nhiều năm?

Biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa nổi tiếng từ lùm xùm nhà công vụ thời ông Hoàng Văn Nghiên, cựu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội dù đã về hưu nhưng vẫn không chịu trả lại căn nhà mà để dành cho con trai ở.
Sputnik
Từ đầu năm 2002, cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hoàng Văn Nghiên chuyển về khu biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa sinh sống dưới hình thức “nhà thuê”, được thành phố tạo điều kiện đặc thù.
Đến tận ngày 5/12/2014 ông Nghiên mới có thư gửi gửi Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân TP Hà Nội xin trả lại ngôi biệt thự số 12 Nguyễn Chế Nghĩa với lý do "vụ việc xảy ra đã kéo dài", "ít nhiều ảnh hưởng đến công việc chung của thành phố" sau 8 năm liền lùm xùm tranh cãi.
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã có trả lời kiến nghị của cử tri liên quan đến biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa bị bỏ hoang nhiều năm, sau khi cựu Chủ tịch UBND thành phố Hoàng Văn Nghiên rời đi.

Lý do biệt thự của cựu Chủ tịch Hà Nội bị bỏ hoang nhiều năm

Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri, gửi HĐND thành phố trước Kỳ họp thứ 10, trong đó có vụ việc được dư luận quan tâm liên quan tới căn biệt thự của cựu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hoàng Văn Nghiên.
Theo đó, liên quan đến ý kiến đề xuất của cử tri đề nghị đảm bảo vệ sinh môi trường, sớm đưa vào sử dụng biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa, UBND thành phố Hà Nội cho biết, biệt thự này thuộc danh sách biệt thự nhóm 2 theo quyết định của UBND thành phố.
Từ tháng 3/2018, UBND thành phố đã có văn bản thông báo kết luận của tập thể lãnh đạo UBND thành phố tại cuộc họp xem xét về phương án quản lý sử dụng có hiệu quả biệt thự thuộc diện không bán theo Nghị quyết của HĐND thành phố.
Theo đó, với các biệt thự còn trống, trong đó có nhà 12 Nguyễn Chế Nghĩa, thành phố giao Sở Xây dựng phối hợp, hướng dẫn các đơn vị quản lý vận hành tổ chức công bố công khai để đấu giá cho thuê với thời hạn 5 năm theo nguyên tắc giá thị trường, trả tiền thuê nhà 1 lần cho cả thời gian thuê.
Dựa vào đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã có văn bản số 1791 ngày 8/3/2018, văn bản số 6189 ngày 13/7/2018 giao Cty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố về nhà 12 phố Nguyễn Chế Nghĩa.
Ngày 1/10/2019, Văn phòng UBND thành phố có văn bản 9275 thông báo ý kiến chỉ đạo, trong thời gian chờ văn bản quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Cụ thể, việc quản lý, sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước cho các tổ chức, cá nhân thuê để sử dụng vào mục đích kinh doanh dịch vụ và các mục đích không phải để ở tiếp tục thực hiện theo các quy định hiện hành và chỉ đạo của UBND thành phố.
Đối với các nội dung vướng mắc phát sinh, Sở Xây dựng chủ trì cùng các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất giải quyết cụ thể, báo cáo UBND thành phố theo quy định.
Ngày 20/11/2019, Sở Xây dựng đã có văn bản số 10935 đề nghị Cty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội tăng cường công tác quản lý, thường xuyên theo dõi, cập nhật di biến động về sử dụng vào hồ sơ quản lý có biện pháp quản lý chặt chẽ, tránh thất thoát tài sản đối với quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước cho các tổ chức, cá nhân thuê để sử dụng vào mục đích kinh doanh dịch vụ và các mục đích khác không phải để ở.

“Tuy nhiên, hiện nay Bộ Tài chính có văn bản yêu cầu các địa phương góp ý vào dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng nhà chuyên dùng đang do các Cty Nhà quản lý nên nhà 12 Nguyễn Chế Nghĩa tạm thời dừng lại chờ xử lý theo quy định của Nghị định mới", - Tiền phong dẫn ý kiến của UBND thành phố Hà Nội cho biết.

Căn biệt thự tai tiếng của ông Hoàng Văn Nghiên

Biệt thự số 12 Nguyễn Chế Nghĩa có diện tích khoảng 410m2, tọa lạc ở “khu đất vàng” thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đầu năm 2002, ông Hoàng Văn Nghiên chuyển về đây thuê ở. Đây là căn biệt thự gắn với các lùm xùm nhà công vụ liên quan đến bản thân cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội.
Theo đó, ngay từ năm 2006, UBND TP Hà Nội đã có thông báo không bán biệt thự số 12 Nguyễn Chế Nghĩa, đồng thời giao Sở TN&MT bố trí nơi ở mới cho ông Hoàng Văn Nghiên. Tuy nhiên, việc thu hồi căn biệt thự chỉ kết thúc sau 8 năm tranh cãi.
Trả lời báo chí trong nước vào thời điểm xảy ra sự kiện lùm xùm nhà công vụ, ông Hoàng Văn Nghiên cho biết “chả có gì để nói”.
Thông tin trên báo NLĐ tháng 12/2014 cho thấy, lý giải việc vì sao không trả lại biệt thự số 12 Nguyễn Chế Nghĩa suốt 8 năm tranh cãi, ông Hoàng Văn Nghiên, nói:
“Tôi chả có việc gì để nói chuyện cả. Tôi có làm gì đâu mà chuyện với trò. Nguyện vọng của tôi, tôi đã nói với chính quyền từ 10 năm nay rồi, còn bây giờ chả có gì để nói cả. Sống đàng hoàng thì chả phải nói gì với ai”.
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký quyết định bổ nhiệm hàng loạt lãnh đạo chủ chốt
Đối với luồng ý kiến cho rằng ông đang “chây ì” không chịu trả biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa và đòi hỏi phải được thuê biệt thự ở Ciputra (khu đô thị hạng sang ở quận Tây Hồ) thì mới bằng lòng, ông Nghiên cho biết:
“Anh đến Sở Xây dựng hoặc lên UBND TP mà hỏi, họ sẽ trả lời. Có ai nói gì với tôi đâu. Cơ quan người ta không nói gì với tôi, tôi không nói gì với cơ quan thì việc gì phải nói nhỉ? Tôi không bận tâm gì mà người ngoài đi nói thì lạ quá”.
Trên báo Giao thông ngày 4/12/2014 cũng dẫn phát biểu của ông Nghiên về căn biệt thự này với chung một lập luận – đó không phải việc của cá nhân ông và phải hỏi thành phố.
“Bây giờ muốn hỏi gì thì cứ đến UBND thành phố mà hỏi. Ủy ban người ta giải quyết thế nào là việc của người ta, không phải là việc của tôi. Tôi đã yêu cầu UBND thành phố giải quyết cả chục năm nay rồi nhưng vẫn chưa xong”.
Ông Nghiên cũng nhấn mạnh, ông không quan tâm đến căn biệt thự nữa và đã công khai mọi chuyện.
“Tôi không trả lời gì cả vì việc đó đã giao cho UBND thành phố rồi. Tôi không quan tâm nữa. Tất cả đơn từ liên quan đến việc này tôi đã gửi cho UBND, cho cả Thường vụ, thường trực Thành ủy Hà Nội cả chục năm nay rồi. Tôi chỉ nói thế thôi, tôi không bận tâm. Tôi đã công khai mọi chuyện trước lãnh đạo rồi”, - cựu Chủ tịch Hà Nội nhắc lại.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Phạm Sỹ Liêm vào thời điểm đó phát biểu cho biết, trước đây, ông Nghiên đảm nhận cương vị công tác là Chủ tịch UBND TP nên đã được bố trí ở tại biệt thự số 12 Nguyễn Chế Nghĩa để thuận tiện đi lại trong việc thực hiện các nhiệm vụ công vụ.
Tuy nhiên, theo ông Liêm, đáng ra khi không còn đảm nhận cương vị công tác đó nữa thì ông Nghiên cũng phải trả lại nhà.
Bí ẩn quanh số phận căn biệt thự tại Tam Đảo của Trịnh Xuân Thanh
“Theo tôi được biết, khi được phân cho một căn biệt thự khác thay cho căn số 12 Nguyễn Chế Nghĩa thì ông Nghiên lại không đồng ý và đòi ở một chỗ khác trong khu đô thị Ciputra. Điều này là không hợp lý”, - ông Liêm nói.
Nhận xét rằng cách xử lý của UBND thành phố trong việc này còn nể nang, ông Liêm cũng thừa nhận, “nể nang trong trường hợp này cũng là điều dễ hiểu thôi, chẳng lẽ người ta lại có thể đối xử một cách không nể nang với vị Chủ tịch thành phố trước kia?”, nhưng cũng nhấn mạnh rằng, nếu xét theo các quy định của pháp luật, thì cựu Chủ tịch UBND thành phố không có đặc quyền gì mà đòi hỏi như thế cả.
“Nhà công vụ là để phục vụ cho nhu cầu công vụ, nay không còn đương chức nữa thì còn giữ nhà công vụ làm gì? Trong quy định cũng chẳng có tiêu chuẩn nào cho việc Chủ tịch UBND thành phố thì được ở nhà bao nhiêu mét vuông cả. Đáng lý ra, TP Hà Nội phải sắp xếp cho con trai ông Nghiên ở một căn nhà khác. Đồng thời, cần phải ra quyết định hành chính hẳn hoi, chứ không thể nói mãi bằng miệng được”, - ông Liêm bày tỏ ý kiến và lưu ý, nếu cựu Chủ tịch Hà Nội không trả căn biệt thự thì thành phố cần cưỡng chế.
Sau 8 năm liền tranh cãi, đến ngày 5/12/2014 ông Nghiên đã có thư gửi gửi Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân TP Hà Nội xin trả lại ngôi biệt thự với lý do là "vụ việc xảy ra đã kéo dài" và "ít nhiều ảnh hưởng đến công việc chung của thành phố".
Trong đợt giám sát về sử dụng tài sản công là nhà, đất trên địa bàn thành phố vừa qua, Thường trực HĐND thành phố đã nêu rằng, biệt thự số 12 Nguyễn Chế Nghĩa - từng là nơi ở của cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hoàng Văn Nghiên sống, hiện đã bị bỏ hoang, xuống cấp, xung quanh nhiều rác thải, do đó, cần sớm có biện pháp xử lý.
Thảo luận