Chuyện gì đang xảy ra với ‘Samsung’ của ngành da giày Việt Nam?

PouYuen, công ty con thuộc Tập đoàn Pou Chen (Đài Loan, Trung Quốc), được xem như "Samsung" của ngành da giày Việt Nam, đang đối mặt với giai đoạn sản xuất kinh doanh đầy khó khăn, thiếu hụt đơn hàng trầm trọng, lợi nhuận giảm, buộc phải tạm cắt giảm nhân công.
Sputnik
PouYuen mong người lao động thông cảm. Việc phải cho hàng chục nghìn lao nhân công nghỉ việc gần đây là do các thị trường xuất khẩu chính đang cắt giảm mạnh đơn hàng, chưa kể, doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh đơn hàng gia công giày thể thao khi khách hàng đưa ra mức giá chỉ bằng 1/2 trước đây vì chính sách “thắt lưng buộc bụng”.

“Samsung” của ngành giày dép Việt Nam

PouYuen, công ty con thuộc Tập đoàn Pou Chen (Đài Loan, Trung Quốc), là nhà sản xuất giày dép thể thao cho các thương hiệu quốc tế như Nike, Adidas, New Balance, Timberland và Salomon.
Công suất của PouYuen đạt hơn 300 triệu đôi giày mỗi năm, chiếm khoảng 20% tổng giá trị bán buôn của thị trường giày dép thể thao toàn cầu.
Tại Việt Nam, Pou Chen Group có hàng chục công ty con sản xuất, gia công giày dép, túi xách bao gồm PouYuen (TP.HCM); PouHung, PouLi (Tây Ninh); PouChen, PouSung (Đồng Nai), Dụ Đức Việt Nam (Tiền Giang)...
Các doanh nghiệp này có quy mô hàng chục ngàn lao động, lấn lướt các doanh nghiệp nội địa trong lĩnh vực sản xuất giày dép xuất khẩu.
Với quy mô khổng lồ, PouYuen được xem như "Samsung" trong ngành da giày Việt Nam.
Tuy nhiên, mới đây, Liên đoàn Lao động TP.HCM có thông báo cho biết, PouYuen Việt Nam sẽ cho 20.000 công nhân các xưởng thuộc khối sự nghiệp nghỉ luân phiên trong 3 tháng, hưởng lương 180.000 đồng/ngày trong thời gian nghỉ.
Đại diện công ty mong muốn người lao động cùng đồng hành với doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Đáng chú ý, động thái cắt giảm giờ làm nói trên diễn ra khi ngành giày dép xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang tăng trưởng.
Tổng cục Hải quan cho biết, trị giá xuất khẩu giày dép trong tháng 10/2022 đạt 1,96 tỷ USD, tăng 9,5%. Luỹ kế 10 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu giày dép của cả nước đạt 20,12 tỷ USD, tăng 41,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các thị trường xuất khẩu giày dép chính đã ghi nhận sự tăng trưởng so với mức nền thấp của năm ngoái. Theo đó, Hoa Kỳ đạt 8,42 tỷ USD, tăng 40,9%; EU đạt 4,99 tỷ USD, tăng 53,8%; Trung Quốc đạt 1,27 tỷ USD, tăng 8,4%... so với cùng kỳ năm trước. Năm 2022, toàn ngành da đặt mục tiêu xuất khẩu 23-25 tỷ USD, tăng 10-15% so với năm 2021.
Tính đến tháng 4/2022, kim ngạch xuất khẩu giày dép của khu vực doanh nghiệp FDI chiếm tới 78,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành giày dép.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 2.200 doanh nghiệp sản xuất giày dép đang hoạt động, chủ yếu nằm ở khu vực xung quanh TP.HCM. Đây là một trong những ngành kinh tế trọng yếu, xếp trong top 5 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2022.
Nối gót Samsung, một tập đoàn Hàn Quốc muốn lập Trung tâm R&D ở Việt Nam

Sụt giảm doanh thu

Pouchen Việt Nam hiện có hơn 130.000 lao động làm việc tại 8 nhà máy gồm PouYuen ở TP HCM; Pouchen, Pousung, Pou Phong tại Đồng Nai; Dụ Đức tại Tiền Giang; Pou Hung, Pou Li tại Tây Ninh và Prime Asia ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Với quy mô khổng lồ, đây là tập đoàn có nhiều công nhân nhất nước.
Dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất và kết quả kinh doanh của PouYuen. TheoNhịp sống thị trường phản ánh, hầu như các đơn vị trong hệ thống Pouchen Việt Nam năm 2020 đều bị sụt giảm doanh thu.
Tổng doanh thu của các công ty da giày trực thuộc Pou Chen Việt Nam đạt 59.500 tỷ đồng năm 2019, nhưng đến năm 2020 chỉ còn 51.700 tỷ đồng.
Trước khi phải cắt giảm hàng chục nghìn nhân công do đơn hàng giảm sút, PouYuen Việt Nam đạt doanh thu 27.700 tỷ vào năm 2019, giảm nhẹ xuống 25.100 tỷ đồng trong năm 2020.
Với khoảng khoảng trên 50.000, PouYuen hiện là doanh nghiệp có đông lao động nhất TP.HCM hiện nay. Công nhân PouYuen đến từ các tỉnh như Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh...
Hằng ngày, công ty có xe đưa đón các công nhân này lên TP.HCM làm việc, sau đó đưa họ về khi hết giờ.

Điều gì đang xảy ra?

PouYuen cho biết, việc phải cho hàng chục nghìn lao động nghỉ việc gần đây là do các thị trường xuất khẩu chính đang cắt giảm mạnh đơn hàng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh đơn hàng gia công giày thể thao khi khách hàng đưa ra mức giá chỉ bằng 1/2 trước đây.
Đầu năm 2022, Pouchen cũng thông báo cắt giảm thưởng Tết bằng 70% so với trước dịch Covid-19 đối với công nhân ở 8 nhà máy kể trên.
Liên đoàn Lao động TP.HCM cho biết, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam chưa có thông báo chính thức về phương án, kế hoạch thưởng Tết tại sau khi cắt giảm 20.000 nhân sự.

Nhiều doanh nghiệp da giày cũng phải cắt giảm lao động

Việc cắt giảm nhân công đang xảy ra ở nhiều công ty. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM ghi nhận, từ đầu năm đến nay, có 27 doanh nghiệp tại thành phố phải cắt giảm 2.858 lao động đang làm việc, với mục đích tái cơ cấu công nghệ, bố trí lại trang thiết bị và ảnh hưởng về kinh tế.
CTCP TKG Taekwang Vina (Khu công nghiệp Biên Hoà 2, TP. Biên Hòa) sở hữu khoảng 35.000 lao động, chuyên gia công giày da. Để không phải cắt giảm lao động, mỗi tháng doanh nghiệp này phải giảm bớt 2-3 ngày làm việc của người lao động. Trong đó, có 1 ngày nghỉ phép năm, những ngày còn lại doanh nghiệp sẽ trả lương tối thiểu vùng cho công nhận. Teakwang Vina hiện chỉ đứng sau PouChen về quy mô hoạt động trong lĩnh vực giày dép ở Việt Nam.
Về phần mình, Công ty Tỷ Hùng (với tổng cộng 1.800 công nhân) cũng phải cho gần 1.200 công nhân nghỉ việc hồi đầu tháng 11.
Những động thái nói trên cho thấy khó khăn chung của ngành da giày khi phải thu nhỏ quy mô vì thị trường suy thoái trong mùa tiêu dùng cuối năm.
«Samsung sẽ không thay đổi chiến lược đầu tư tại Việt Nam»
Đại dịch Covid-19, xung đột Nga - Ukraina, lạm phát trên thế giới tăng cao… khiến các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực phải cắt giảm lao động vì thiếu đơn hàng.
Thảo luận