Doanh nhân Việt tại Nga đang có những cơ hội quý báu

Hai nước Nga và Việt Nam gắn bó với nhau bằng mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, tình hữu nghị nhiều năm và tinh thần tương trợ lẫn nhau. Nhưng thực trạng hợp tác thương mại, kinh tế và đầu tư giữa hai nước hiện nay hoàn toàn chưa hợp lý.
Sputnik
Thương mại của Nga với Việt Nam và thương mại của Việt Nam với Nga chiếm chưa đến 1% tổng kim ngạch thương mại của mỗi nước. Đầu tư của Nga vào nền kinh tế Việt Nam chưa đạt tới 1 tỷ USD, trong khi đầu tư của Việt Nam vào Nga gần tới mức 3 tỷ USD. Tại hội nghị bàn tròn “Quỹ đạo hoạt động kinh tế đối ngoại trong thực tế mới: Việt Nam” do “Doanh nghiệp Nga” tổ chức với sự tham gia của đại diện Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga và Phòng Thương mại và Công nghiệp (CCI) của Việt Nam, đại diện cộng đồng doanh nghiệp Nga đã nêu ra những việc cần làm để khắc phục tình trạng này, về việc làm thế nào để tận dụng sự thay đổi của tình hình địa chính trị và địa kinh tế hiện nay.

“Chúng tôi thấy có nhiều triển vọng cho sự phát triển thương mại và sự gia tăng số lượng của cả các công ty Nga tại Việt Nam và các công ty Việt Nam tại Nga. Nền kinh tế thế giới đang trải qua thời kỳ khó khăn - các mối quan hệ kinh doanh về cơ bản đang được xây dựng lại, nhưng Việt Nam và Nga luôn là đối tác và bạn bè, và chúng tôi tin rằng vai trò của Việt Nam trong việc phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại của chúng ta sẽ chỉ tăng lên”, - người chủ trì bàn tròn, Đại sứ Doanh nghiệp Nga tại Việt Nam Sergei Bekrenev cho biết.

Nga quan tâm đến việc phát triển các cơ sở sản xuất riêng tại Việt Nam

Nga không chỉ quan tâm đến thương mại với Việt Nam mà còn quan tâm đến việc phát triển các cơ sở sản xuất của riêng mình tại đất nước này, phát triển các thương hiệu riêng và tạo việc làm mới. Và "Doanh nghiệp Nga" sẵn sàng giúp các doanh nhân điều này. Tại hội nghị bàn tròn, Cố vấn Đại sứ Doanh nghiệp, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Quốc tế "Doanh nghiệp hậu cần" Anna Fomicheva đã trình bày một công cụ định hướng kinh doanh cho Việt Nam, trong đó các doanh nhân Nga nhắm đến đất nước này sẽ tìm thấy tất cả thông tin họ cần về thị trường Việt Nam và hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Đại diện của "Doanh nghiệp Nga" sẵn sàng tư vấn trực tiếp cho tất cả những người muốn mở doanh nghiệp tại Việt Nam và chia sẻ kiến ​​thức, kinh nghiệm và các mối liên hệ kinh doanh của họ.
Minh chứng cho việc các doanh nghiệp Nga quan tâm tới Việt Nam còn là các bài thuyết trình trong hội nghị bàn tròn từ các công ty đại diện cho nhiều lĩnh vực: sản xuất phụ gia tự nhiên và chất độn cho thực phẩm, công nghệ thông tin cho quản lý kinh doanh và sản xuất nguyên liệu gỗ từ cây thông Angara và cây thông Siberia. Tất cả đều đang tìm kiếm thị trường mới và mong muốn hợp tác tích cực với Việt Nam.
Anna Fomicheva có nhiều kinh nghiệm buôn bán với Việt Nam và sẵn sàng chia sẻ với tất cả những ai quan tâm.

“Trong bối cảnh địa chính trị hiện nay, Việt Nam trở nên thú vị cho việc thực hiện “nhập khẩu song song”, tức là việc mua các hàng hóa mà Nga cần không phải từ các nhà cung cấp mà từ các công ty Việt Nam đã mua chúng”, - đại sứ kinh doanh cho biết.

Bà Anna nói rằng trong năm 2022, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nga có sự thay đổi đáng kể. Điện thoại thông minh, thiết bị điện tử, máy tính, những mặt hàng trước kia chiếm vị trí đầu tiên trong danh mục hàng hóa gửi sang Nga năm nay thậm chí không có mặt trong danh sách 200 mặt hàng bán chạy nhất. Đứng đầu danh sách hiện nay là các sản phẩm thực phẩm, pin chì, vảivà quần áo.
Mở rộng danh sách các nhà cung cấp cá và hải sản từ Nga sang Việt Nam: Có 117 công ty

Nga cũng tăng xuất khẩu lương thực sang Việt Nam

Nhưng các sản phẩm của Nga và Việt Nam trong lĩnh vực này không cạnh tranh mà bổ sung cho nhau, như Giám đốc Điều hành Ban Quan hệ Quốc tế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Trương Thị Bích Ngọc lưu ý.

“Việt Nam xuất khẩu rau quả, cà phê và gia vị, trái cây nhiệt đới đóng hộp, hải sản sang Nga, còn Nga đang tăng cường cung cấp thịt lợn, thịt gia cầm, ngũ cốc và bánh kẹo sang Việt Nam. Cả hai nước đều có nhiều cơ hội đầu tư, cũng cần tận dụng những lợi thế của Khu vực thương mại tự do giữa Việt Nam và EAEU.”

Dotình hình quốc tế thay đổi kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt ở Ukraina, chiến lược đầu tư của Nga cũng thay đổi, các khoản tiền đầu tư đã dịch chuyển sang phương Đông, bao gồm cả đến Việt Nam. Cần tận dụng cơ hội này để xây dựng mối quan hệ với các đối tác.
Nga và Việt Nam quyết định phát triển quan hệ trong lĩnh vực an ninh CNTT quốc tế

“Việt Nam là địa điểm khởi đầu tuyệt vời để phát triển thị trường Đông Nam Á, là trung tâm để tại đó mở văn phòng đại diện của các công ty.Hai nước chúng ta có quan hệ lịch sử tốt đẹp, nhiều người Việt Nam tốt nghiệp các trường đại học của Liên Xô và Nga và biết tiếng Nga. Và chúng tôi sẽ hỗ trợ hết sức, giúp phát triển và củng cố công việc kinh doanh của các công ty Nga. Người Việt Nam ở Nga cũng có cơ hội quý báu để bắt đầu hoặc mở rộng kinh doanh. Vì nhiều công ty phương Tây rời khỏi thị trường Nga, các cơ sở sản xuất và kho bãi đang bị bỏ trống. Tại Nga, có nhiều lĩnh vực kinh tế được đầu tư thuận lợi. Ở Ngan hiều lĩnh vực kinh tế có môi trường đầu tư thuận lợi: dầu khí, công nghiệp khai khoáng, cơ khí và năng lượng, dịch vụ và thương mại, khu liên hợp nông công nghiệp và bất động sản. Các doanh nhân Việt Nam ở Nga sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ từ đại sứ quán và thương vụ”, – ông Sergei Bekrenev tóm tắt.

Cơ hội và khả năng có nhiều. Chỉ cần bắt tay vào công việc.
Thảo luận