Cuộc gặp giữa Tổng thống Ferdinand Marcos và Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra bên lề hội nghị cấp cao APEC tại Bangkok. Đối với Chủ tịch Tập, đây là một trong nhiều cuộc gặp với các nhà lãnh đạo từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tại tất cả các cuộc gặp này, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thúc đẩy ý tưởng rằng Trung Quốc ủng hộ tự do hóa quan hệ thương mại, vì sự cởi mở và phát triển hợp tác kinh tế khu vực. Các kế hoạch hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Philippines là trung tâm của cuộc đối thoại giữa Tập Cận Bình và Marcos. Nhà lãnh đạo Trung Quốc hứa sẽ thúc đẩy sự phát triển của Philippines trong nông nghiệp, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và năng lượng sạch. Theo một số chuyên gia, cuộc gặp lần này có thể trở thành động lực thúc đẩy quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa Philippines và Trung Quốc phát triển hơn nữa.
Đối với tình hình ở Biển Đông, nơi các bên có ý kiến khác nhau về quyền sở hữu nhà nước đối với các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ông Tập Cận Bình kêu gọi giải quyết tranh chấp này hoàn toàn thông qua tham vấn.
Chiêu khiêu khích của phó tổng thống Mỹ
Chuyến thăm Philippines của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris diễn ra với một giọng điệu hoàn toàn khác. Sự kiện này diễn ra chỉ ba ngày sau cuộc gặp giữa Ferdinand Marcos và Tập Cận Bình ở Bangkok.
Tất nhiên, đó là một chuyến thăm rất quan trọng đối với Philippines. Lần đầu tiên sau nhiều năm đất nước này được một chính khách Mỹ có cấp bậc cao đến thăm. Và người Philippines hài lòng rằng bà Harris hứa hẹn hỗ trợ kinh tế cho đất nước. Nhưng không phải người dân Philippines nào cũng hài lòng trước việc bà Harris quyết định đổ thêm dầu vào lửa tranh chấp lãnh thổ giữa Philippines và Trung Quốc.
Vào một ngày trong chuyến thăm của mình, bà Kamala Harris đã đến thăm làng ngư dân và căn cứ của lực lượng biên phòng Philippines trên bờ biển đảo Palawan, nằm gần nhất với khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Các quan chức Mỹ vẫn chưa đến những nơi này. Trong bài phát biểu của mình, Kamala Harris nói rằng Hoa Kỳ ủng hộ các quyết định của Tòa án Hague 2016 và sẽ cùng với các đồng minh và đối tác của mình “phản đối hành vi bất hợp pháp và vô trách nhiệm”. Mặc dù Harris không nói cụ thể đây là hành vi gì, nhưng mọi người đều biết bà ám chỉTrung Quốc. Và các phán quyết của Tòa án La Haye năm 2016, như mọi người đều biết, đã tuyên bố nhiều hành động của chính quyền Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp. Đánh giá của Anna Malindog-Uy, phó chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược Philippines cũng hoàn toàn đúng đắn khi bà gọi chuyến thăm của phó tổng thống Mỹ là "khá khiêu khích và kích động". Và không có gì ngạc nhiên khi ở Manila diễn ra các cuộc biểu tình rầm rộ phản đối chuyến thăm của Kamala Harris.
Trong chuyến thăm của Phó Tổng thống Hoa Kỳ, hai bên còn đề cập tới các vấn đề về hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Hiệp ước phòng thủ chung năm 1951 và các thỏa thuận khác giữa Philippines và Mỹ tiếp tục cho phép quân đội Mỹ sử dụng các căn cứ trên các đảo này. Để nhằm mục đích phát triển kỹ thuật hơn nữa cho một số cơ sở quân sự ở Philippines, Hoa Kỳ sẽ phân bổ khoản tiền 66,5 triệu đô la.
Marcos sẽ đứng về phía nào?
Tình thế của tổng thống Philippines thật không dễ dàng chút nào. Những ngày này ông đang trong thế "trên đe dưới búa". Ông bị quyến rũ bởi các dự án kinh tế của Trung Quốc, nhưng ông cũng sợ sức mạnh quân sự của nước này. Đồng thời, ông tin rằng liên minh quốc phòng với Hoa Kỳ có thể đảm bảo an ninh cho Philippines.
Và nhìn chung, như Marcos Jr. đã từng nói: "Tôi không thấy tương lai cho Philippines nếu không có Mỹ."
Và đối với Mỹ, tương lai vị thế của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương phần lớn phụ thuộc vào quan hệ với Philippines. Quân đội Mỹ ở Philippines có thể đóng vai trò quyết định trong cuộc xung đột ở Biển Đông và xung quanh Đài Loan. Đại sứ Philippines tại Hoa Kỳ đã hứa rằng nước ông sẽ cung cấp cho người Mỹ các căn cứ trên quần đảo nếu vấn đề Đài Loan biến thành một cuộc xung đột quân sự.
Đồng thời, Ferdinand Marcos tuyên bố rằng ông không muốn phải đối mặt với sự lựa chọn sẽ đứng về phía siêu cường nào - Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Vì vậy, ông phải tìm cách cân bằng tình hình. Và điều quan trọng là sau đó ông ta sẽ hành động dựa trên những nguyên tắc nào - đứng từ lợi ích của người dân đất nước thay nghe theo những tham vọng cá nhân của mình.