Giới khoa học Nga gia tăng quan tâm về khu vực Đông Nam Á

Thực tế đa số các nước Đông Nam Á từ chối đi theo đường lối chống Nga của Hoa Kỳ và phương Tây đã làm gia tăng quan tâm của cộng đồng xã hội Nga với các quốc gia trong khu vực này và láng giềng của họ. Chưa bao giờ tại các trung tâm khoa học và cơ sở đào tạo đại học ở Nga tổ chức nhiều hội thảo về khu vực này như trong năm nay.
Sputnik
Một hội thảo trong số đó, chuyên về các vấn đề của Đông Nam Á và khu vực Nam Thái Bình Dương, gần đây được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Sputnik đã thông báo qua bài viết trước đó. Hội nghị thu hút sự tham gia của hàng chục nhà khoa học, cũng như sinh viên nghiên cứu về các nước ASEAN và các quốc gia láng giềng trong các trường đại học của Nga, mà cần nói luôn đội ngũ các trường đại học như vậy đang không ngừng tăng thêm.

Những gì được thảo luận tại hội nghị?

Một loạt chủ đề rộng rãi phong phú đã được thảo luận tại hội nghị. Cụ thể là hợp tác của Ấn Độ và Trung Quốc với các nước ASEAN, xung đột giữa Lực lượng Phòng vệ Nhân dân Myanmar (PDF) và chính quyền Hoa Kỳ, vốn đã đóng băng hàng tỷ USD do Chính phủ của Myanmar trước đây gửi vào các ngân hàng Mỹ. Các thành viên hội nghị cũng thảo luận về vị trí của Nga trong giao thương của các nước Đông Nam Á, và quan hệ hợp tác của các nhà khảo cổ học Nga trong việc nghiên cứu các quần thể cự thạch, mộ cổ và bản khắc trên đá ở Sa Pa của Việt Nam. Nhân đây xin nhắc, công trình nghiên cứu này được khởi đầu từ trăm năm trước nhờ công lao của nhà bác học người Nga Viktor Golubev, người đã phát hiện ra rằng trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại một nền văn hóa lịch sử đặc biệt, mà ông gọi tên là Văn hoá Đông Sơn, và dõi theo con đường ảnh hưởng của văn hoá Đông Sơn đến Nam Trung Hoa và Nhật Bản, Indonesia. các đảo của Châu Đại Dương.
Nga có nhiều đối tác tin cậy, bao gồm đối tác ở các nước Đông Nam Á
Bình luận về đóng góp tích cực của Indonesia và cá nhân Tổng thống của đất nước này vào công việc của hội nghị thượng đỉnh G20 gần đây, TSKH Lịch sử Nikolai Maletin, Giáo sư của trường Quan hệ Quốc tế Quốc gia Matxcơva (MGIMO) thuộc Bộ Ngoại giao Nga, lưu ý rằng tình cảm tốt đẹp dành cho nước Nga in đậm trong ký ức truyền thống của người Indonesia.

Liên Xô đã giúp cho nền độc lập của Indonesia như thế nào?

"Nền độc lập mà Indonesia giành được với tư cách là quốc gia tiên phong trong số các nước Đông Nam Á, phần nhiều gắn với ơn nghĩa của Liên Xô và chiến thắng trước phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản, - chuyên gia Nga nêu rõ. - Ngay trong ngày 5 tháng 8 năm 1945, đã có bản chỉ thị gửi từ Tokyo cho Ban chỉ huy lực lượng vũ trang Nhật Bản tại Indonesia, trong đó nêu rõ «Liên Xô sẽ sớm tuyên chiến với Nhật Bản, do đó Tổng tư lệnh cần triệu tập các nhà lãnh đạo của phong trào giải phóng dân tộc và thông báo cho họ về quyết định của Chính phủ Nhật Bản: trao trả độc lập cho Indonesia".

Indonesia nhấn mạnh tình trạng quan hệ tốt đẹp với Nga
Tranh thủ tình hình bối rối mất tinh thần của quân Nhật chiếm đóng, ngày 17 tháng 8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của ông Sukarno, nước Cộng hòa Indonesia tuyên bố độc lập. Troni 4 năm sau đó, khi các lực lượng yêu nước đấu tranh chống lại thực dân Hà Lan có sự hỗ trợ công nhiên của Vương quốc Anh và giấu mặt của Hoa Kỳ, Liên Xô đã tích cực bảo vệ lợi ích của đất nước Indonesia độc lập tại diễn đàn Liên Hợp Quốc. Trong thập niên 50-60, Liên Xô cho Indonesia vay tín dụng lãi suất 2%, khác với các nước phương Tây cho vay tới 6%. Và bất kể là vào tháng 3 năm nay, Indonesia bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết chống Nga tại Liên Hợp Quốc, tất cả các thỏa thuận, hợp đồng, giao kèo và tiếp xúc hiện có của nước này với Nga vẫn được bảo tồn duy trì. Và sau đó đất nước đã giữ lập trường cân bằng hơn. Kết quả cuộc thăm dò dư luận tiến hành ở Indonesia cho thấy 80% cư dân ủng hộ tuyến đường lối của Nga trong quan hệ với Ukraina.
Diễn giả Evgenia Katkova từ Đại học Tổng hợp Hữu nghị các Dân tộc Nga (RUDN) trình bày báo cáo tập trung vào những vấn đề của cộng đồng người Hoa ở Australia.

Người Hoa đang làm gì ở Australia?

Cộng đồng Hoa kiều ở Australia gồm hơn 1 triệu người, mặc dù thực tế toàn bộ số dân của Australia là 28 triệu. Hoa kiều ở đây ít tham gia vào tiến trình chính trị mà tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực thương mại và kinh tế.

"Vai trò tích cực của họ bao hàm ở chỗ là tác nhân giúp xây dựng mối liên kết giữa Australia và CHND Trung Hoa. Đồng thời, Chính phủ Australia nghi ngờ rằng thông qua cộng đồng Hoa kiều có sự can thiệp của Bắc Kinh vào chính sách đối nội và đối ngoại của Canberra. Những vụ hối lộ của các doanh nhân Trung Quốc mua chuộc quan chức Australia và các chính trị gia có ảnh hưởng ngày càng trở nên thường xuyên hơn. Chẳng hạn, trong năm nay, nữ Thượng nghị sĩ gốc Hoa đầu tiên đã không được bầu lại vào Quốc hội Australia do có mối ngờ về quan hệ của bà này với Chính phủ CHND Trung Hoa", - chuyên gia Yevgenia Katkova nhận xét.

Biển Đông
Trung Quốc kêu gọi Australia ngừng khiêu khích ở Biển Đông
Như lãnh đạo Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga thông báo với Sputnik, những chủ đề thảo luận tại hội nghị sẽ tiếp tục là trọng tâm nghiên cứu của Viện này.
Thảo luận