"Rolin Paulino nói với Kyodo rằng ông ấy sẽ rất ngạc nhiên nếu Vịnh Subic không trở thành một cơ sở quân sự theo Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường giữa Mỹ và Philippines", - cơ quan này đưa tin.
Paulino lưu ý rằng hầu hết người dân địa phương có thiện cảm với Hoa Kỳ, vì trước đây họ đã sống gần quân đội Hoa Kỳ trong một thời gian dài. Ông cũng cho rằng chuyến thăm ngày 9/11 của Đại sứ Mỹ tại Philippines Mary Kay Carlson chứng tỏ tầm quan trọng của Vịnh Subic đối với Washington vì đây là điểm tiếp cận được với Biển Đông.
Kyodo lưu ý rằng, theo chính quyền Philippines, trước đó hai công ty Trung Quốc đã cố gắng giành quyền kiểm soát nhà máy đóng tàu ở Vịnh Subic, nhưng bị Mỹ ngăn cản.
Hoa Kỳ và Philippines đang đàm phán về việc lựa chọn thêm 5 địa điểm nữa trên lãnh thổ Philippines, nơi người Mỹ có thể xây dựng các cơ sở quân sự và triển khai vũ khí. Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường được ký kết vào năm 2014, có thời hạn 10 năm.
Tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông
Trung Quốc và các thành viên ASEAN - Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam - đang tranh chấp lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa (tên Trung Quốc - Nansha) ở Biển Đông. Trung Quốc đã biến một số rạn san hô và đảo san hô thành bảy hòn đảo nhân tạo, xây dựng đường băng và các cơ sở quân sự khác. Mỹ cáo buộc Bắc Kinh thiết lập căn cứ quân sự trên quần đảo tranh chấp.
Đầu tuần này, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã có chuyến thăm tới Philippines, và bà tuyên bố rằngWashington sẵn sàng hỗ trợ Manila liên quan đến tình trạng nước này đang bị "đe dọa và cưỡng ép" ở Biển Đông.