Tác giả cho rằng Seoul có hai luận cứ chính thiên về phát triển chương trình hạt nhân của riêng nước mình. Thứ nhất là sự tin cậy gửi gắm vào Washington đã giảm sút do ở Bình Nhưỡng xuất hiện tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng vượt đại châu bắn tới tận nước Mỹ.
Thứ hai là sự khác biệt trong quan điểm về an ninh giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc: đối với Seoul điều quan trọng là phải chống tiếp tục Bình Nhưỡng và duy trì giao thương với Bắc Kinh, trong khi Washington tập trung vào "cuộc đua tranh của các cường quốc".
Kelly gọi quy chế hạt nhân là "phương thức để bù đắp những khác biệt chênh lệch với nước Mỹ", nhưng đồng thời bày tỏ mối lo ngại về phản ứng của các nước khác trong khu vực – như Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Nhật Bản.
Quan sát viên giải thích rằng sự xuất hiện thường xuyên của vũ khí nguyên tử ở một quốc gia gây ra "phản ứng dòng thác" với phi hạt nhân hóa các nước đối phương: Liên Xô chế tạo bom hạt nhân để đáp lại hành động của Hoa Kỳ, Pakistan, sau Ấn Độ.
Tác giả tin chắc rằng Nhật Bản cũng như các nước Đông Nam Á sẽ không phát triển vũ khí hạt nhân để đáp trả Hàn Quốc, nhưng ông nghi ngại về phản ứng của Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.
Hồi tháng 9, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố nước ông sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân ngay cả khi phải đối mặt với lệnh trừng phạt kéo dài 100 năm. Ngoài ra, Quốc hội CHDCND Triều Tiên đã thông qua sắc lệnh có tên gọi "Chính sách về vũ khí hạt nhân", hợp pháp hóa việc Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân.
Mối đe dọa với Hàn Quốc
Trước đó, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (Doãn Tích Duyệt) tuyên bố rằng bằng cách hợp pháp hoá quy định về vũ khí hạt nhân, Bắc Triều Tiên đe dọa "sự tồn tại và thịnh vượng của Hàn Quốc" và "bất kỳ nỗ lực nào sử dụng vũ khí hạt nhân cũng sẽ hứng chịu đòn đáp trả sấm sét từ phía quân đội Hàn Quốc và liên minh Mỹ - Hàn".