Vào ngày 27/11 Washington đã cho phép công ty Chevron của Mỹ tiếp tục khai thác dầu ở Venezuela. Nước này bị cấm vận dầu mỏ kể từ năm 2019 - khi đó Hoa Kỳ không công nhận Nicolas Maduro là Tổng thống hợp pháp của nước cộng hòa. Tại Washington việc dỡ bỏ lệnh cấm vận được giải thích là do lập trường nhân đạo, bởi vì gần đây chính quyền Caracas đã bắt đầu đàm phán với phe đối lập. Tuy nhiên giới truyền thông và các chuyên gia đã chỉ ra một sự trùng hợp không hề ngẫu nhiên - vào ngày 5/12 lệnh cấm vận dầu mỏ của EU đối với Liên bang Nga có hiệu lực.
“Tôi không cho rằng động thái này chỉ liên quan đến riêng câu chuyện về năng lượng. Dù sao thì đối với Washington, việc thay thế dầu của Nga không phải là một vấn đề lớn đến mức cần Canada và Colombia giúp đỡ giải quyết”, - ông Dmitry Rozental nói với Izvestia.
Theo ông, người Mỹ muốn Venezuela có động thái chính trị xích lại phía Mỹ, trong đó có việc từ chối hợp tác với Nga.
“Liệu Tổng thống Cộng hòa Bolivar (Venezuela) có sẵn sàng cho việc này hay không vẫn là một câu hỏi lớn. Nicolas Maduro hiểu rất rõ rằng sau khi Washington giải quyết được vấn đề với Liên bang Nga thì sớm muộn gì họ cũng sẽ quay lại đối phó với nhà lãnh đạo Venezuela. Có nghĩa là ông ta cần có sự bảo đảm tốt nhất về an ninh thì mới tham gia thỏa thuận”, - chuyên gia này lưu ý.
Dmitry Rozental cho rằng hiện nay Venezuela đang cố gắng lựa chiều giữa những đấu thủ chính trên chính trường thế giới mà Liên bang Nga và Hoa Kỳ là đại diện, để cố gắng đạt được lợi thế nhất định từ sự hợp tác với cả hai nước.