"Đồng chí Giang Trạch Dân tôn kính của chúng ta bị bệnh bạch cầu, gây biến chứng suy đa tạng, các bác sĩ không thể cứu được ông. Vào lúc ngày 30 tháng 11 năm 2022, ông qua đời tại Thượng Hải, hưởng thọ 96 tuổi", - thông điệp viết.
Giang Trạch Dân sinh ngày 17 tháng 8 năm 1926 tại Dương Châu, phía đông tỉnh Giang Tô. Có rất ít thông tin về gia đình ông. Năm 1946, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, một năm sau ông tốt nghiệp khoa kỹ thuật điện của một trong những trường đại học hàng đầu của đất nước - Đại học Giao thông (Thượng Hải). Đầu những năm 80, ông giữ các chức vụ cao cấp trong Ủy ban Nhà nước về Kiểm soát Xuất nhập khẩu và Đầu tư nước ngoài. Năm 1985, ông trở thành thị trưởng Thượng Hải, năm 1987, ông trở thành bí thư Thành ủy Thượng Hải của ĐCS Trung Quốc.
Sự nghiệp chính trị
Từ tháng 6 năm 1989, Giang Trạch Dân là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ. Tháng 11 cùng năm, ông trở thành Chủ tịch Hội đồng Quân sự Trung ương ĐCSTQ, tháng 4 năm 1990 - Chủ tịch Hội đồng Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ngày 27 tháng 3 năm 1993 - Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ngày 14 tháng 11 năm 2002, Giang Trạch Dân chính thức từ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngày 15 tháng 3 năm 2003, ông rời chức vụ cao nhất của nhà nước khi Hồ Cẩm Đào được bầu làm chủ tịch nước CHND Trung Hoa.
Đóng góp cho sự phát triển của Trung Quốc
Với tư cách là Chủ tịch nước CHND Trung Hoa, ông theo đuổi chính sách của Đặng Tiểu Bình là xây dựng "chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc", nghĩa là tiến hành cải cách tự do nền kinh tế, trong khi vẫn duy trì sự kiểm soát của đảng đối với lĩnh vực chính trị. Trong thời kỳ Giang Trạch Dân lãnh đạo đảng và nhà nước, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục thể hiện tốc độ tăng trưởng ấn tượng, với mức GDP tăng trưởng trung bình mỗi năm 10%. Đồng thời, tại Trung Quốc dưới thời lãnh đạo của ông đã diễn các sự kiện chính trị quan trọng trong nước như thống nhất với Hồng Kông năm 1997 và Macaonăm 1999, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, khắc phục thành công hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á của 1997-1998.
Nga và Trung Quốc
Giang Trạch Dân đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập quan hệ giữa Nga và Trung Quốc, kết quả của quá trình này là việc ký kết Hiệp ước láng giềng tốt, hữu nghị và hợp tác trong chuyến thăm Nga tháng 7/2001. Ông cũng là một trong những người khởi xướng việc thành lập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO, 2001).
Giang Trạch Dân thông thạo tiếng Nga, tiếng Rumani và tiếng Anh, đồng thời đọc được tiếng Nhật và tiếng Pháp.