EU đã đồng ý đặt giá trần giới hạn cho khí đốt tự nhiên. Thị trường đang chờ đợi những gì sẽ được quyết định với dầu mỏ. Nói chung đó là ý tưởng của phía Mỹ. Mục tiêu là giữ nguồn cung cấp, nhưng tước đi thu nhập của Matxcơva. Và, như tờ Politico lưu ý, Washington đang tiếp tục gây sức ép với người châu Âu để mọi thứ như ý sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, vẫn như trước,
ở EU chưa có gì rõ ràng.
Một trong các phương án là đặt giá 65-70 USD mỗi thùng. Nhưng Nga đơn giản sẽ không nhận thấy điều đó. Bởi mác dầu Ural hiện đã có giá cao hơn 70 USD một chút.
Như nhà ngoại giao này nhấn mạnh, để "giáng đòn vào túi người Nga", cần phải "cắt giảm thu nhập của họ, chứ không phải là ghìm giữ họ ở mức cũ".
Ba Lan và các nước Baltic khăng khăng đòi áp giá 30 USD. Tuy nhiên, cả đề xuất này cũng không được ủng hộ.
Síp, Hy Lạp và Malta, những nước có đội tàu chở dầu vận chuyển dầu mỏ Nga đã tuyên bố rõ: trong trường hợp «ba chục»,
Nga ắt sẽ từ chối xuất khẩu. Tương ứng là các hãng vận tải biển sẽ chịu thiệt hại «đói việc».
"Điều quan trọng là phải thể hiện sự thống nhất của EU mà Ba Lan có thể cản trở", - tờ Financial Times lưu ý.
Còn Matxcơva sẽ không đồng ý với bất kỳ hạn chế nhân tạo khiên cưỡng nào.
"Chúng tôi giữ lập trường khá cứng rắn, tôi đã nói nhiều lần về chuyện này. Không phụ thuộc vào giá trần là bao nhiêu. Thậm chí nếu đó là giá cao, thì về nguyên tắc vẫn là không thể chấp nhận theo quan điểm ký kết hợp đồng. Dù thế nào chăng nữa, chúng tôi sẽ chỉ làm việc theo thị trường", - Phó Thủ tướng Nga Alexandr Novak nhấn mạnh.
Như các nhà phân tích chỉ ra, bất kể Brussels quyết định thế nào chăng nữa, điều đó cũng hoàn toàn vô nghĩa.
"Ý đồ áp đặt giới hạn 65-70 USD để gây ảnh hưởng cho Putin thật là nực cười. Với lượng khai thác dầu hầu như không thay đổi, Điện Kremlin kiếm được quá đủ", - Bloomberg nhấn mạnh.
Thật vậy, những biện pháp trừng phạt khác nhau trong lĩnh vực năng lượng, kể cả lệnh cấm của Hoa Kỳ với nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga, đều chẳng ăn nhằm gì. Matxcơva chỉ đơn giản là chuyển dầu thô sang Trung Quốc, Ấn Độ và những khách hàng khác đang tìm cách mua dầu với giá ưu đãi. Kết cục là khai thác ở Nga chỉ giảm vẻn vẹn 2%.
Theo dữ liệu của Eurostat, từ tháng 1 đến tháng 9, Nga đã gửi tới EU khoảng 80 triệu tấn dầu thô và các sản phẩm từ dầu. Năm ngoái cùng kỳ này là 84 triệu. Nhưng do giá nguyên liệu thô tăng nên doanh thu cũng tăng: trong cả năm 2021, các nhà cung cấp nhận được 33,5 tỷ euro từ châu Âu còn trong 9 tháng đầu năm 2022 - 46,75 tỷ.
Hơn thế nữa, giá trần cứng cũng sẽ không hoạt động.
Giá cả không phải là vấn đề duy nhất. Do thay đổi giá trị thương hiệu dầu Brent, mức trần sẽ buộc phải điều chỉnh liên tục. Các nhà phân tích của UBS tin chắc rằng sẽ chẳng cần mỏi mắt quan sát quá lâu, bởi họ sẽ nhanh chóng tìm ra chỗ sơ hở.
Bất kỳ ý đồ hạn chế nào như vậy dường như đều đổ vỡ thất bại từ trong trứng nước. Ngoài ra, Nga có thể cắt giảm mạnh sản xuất, giáng đòn nặng đến thị trường thế giới. Theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, xuất khẩu của Nga hiện giờ vào khoảng 9,7 triệu thùng/ngày. Nếu loại bỏ chí ít là một phần nguồn cung cấp này, chỉ báo giá sẽ lập tức nhảy vọt, giá nhiên liệu sẽ tăng và khủng hoảng năng lượng sẽ lao đến cấp độ mới.