Khối Đông Natuna có hàm lượng khí đốt kỷ lục 222 nghìn tỷ feet khối, khiến nó trở thành mỏ khí đốt chưa phát triển lớn nhất ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, việc khai thác mỏ này rất phức tạp do hàm lượng CO2 cũng rất cao - hơn 70%.
Theo Bộ trưởng Tasrif, ngày nay nhiều công ty đã có công nghệ để tận dụng những lợi thế của hàm lượng CO2 cao trong Lô Đông Natuna.
Ông Tasrif cho biết: “Chúng tôi đang thảo luận lại việc đưa Lô này ra bán đấu giá, bởi vì giờ đây tất cả lượng carbon này, vốn từng là một trở ngại, giờ đây có thể được sử dụng".
Ông nói thêm rằng nếu Lô Đông Natuna được phát triển, quy mô của các nguồn tài nguyên sẽ có tác động đáng kể đến Indonesia và thị trường khí đốt khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Lô khí đốt Đông Natuna
Lô khí Đông Natuna nằm ở Biển Đông ngoài khơi phía bắc đảo Natuna, Indonesia. Đáng chú ý, Lô này nằm trong vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Lô Mỏ này được phát hiện ra vào năm 1973 bởi công ty Agip. Năm 1980, công ty dầu mỏ nhà nước Indonesia Pertamina và Exxon thành lập một liên doanh để phát triển Lô này. Tuy nhiên, do hàm lượng CO2 cao, việc sản xuất đã không được bắt đầu. Năm 1995, chính phủ Indonesia tái ký với công ty Exxon, nhưng hợp đồng đã bị hủy bỏ vào năm 2007.