PV Drilling khoan dầu ở Indonesia. Vì sao Việt Nam vừa xuất, vừa phải nhập khẩu dầu thô?

© Ảnh : PV Drilling PV DRILLING V
PV DRILLING V - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2022
Đăng ký
Tin tức về tình hình thăm dò, khai thác, xuất nhập khẩu dầu khí, cung ứng xăng dầu của Việt Nam tiếp tục được quan tâm trong bối cảnh xung đột chính trị khiến thị trường dầu và năng lượng thế giới biến động mạnh.
PV Drilling của Việt Nam đã thông qua nhà thầu phụ PT. Jimmulya để cung cấp giàn khoan biển tự nâng PV Drilling II phục vụ chiến dịch khoan tại vùng biển Natuna, Block A, Indonesia.
Trong khi đó, giới chuyên gia trong nước đang mổ xẻ vấn đề vì sao nắm trữ lượng dầu lớn thứ 26 thế giới nhưng Việt Nam lại vừa xuất khẩu vừa phải nhập khẩu dầu thô?

PV Drilling lần đầu tiên khoan dầu ở Indonesia

Theo thông tin từ Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí Việt Nam (viết tắt là PV Drilling, mã HoSE PVD), ngày 1/3 doanh nghiệp khoan dầu hàng đầu Việt Nam đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ khoan tại Indonesia sau khi PV Drilling đã “ra biển lớn”, thực hiện bước tiến đầu tiên thành công ở Brunei.
Theo PV Drilling, thông qua nhà thầu phụ PT. Jimmulya, PV Drilling đã cung cấp giàn khoan biển tự nâng PV Drilling II để phục vụ chiến dịch khoan của khách hàng tại vùng biển Natuna, Block A, Indonesia.
Giàn PV Drilling II dự kiến sẽ khoan tại Indonesia từ đầu quý III.
PV DRILLING V - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2022
Giàn khoan nước sâu PV DRILLING V của Việt Nam chinh phục vùng biển Brunei
Phía PV Drilling nhấn mạnh rằng, đây là hợp đồng cung cấp dịch vụ khoan đầu tiên tại Indonesia, thị trường khoan được xem là tiềm năng nhưng cũng vô cùng khó thâm nhập trong khu vực.
Nguyên nhân được cho là do các chính sách bảo hộ cực kỳ nghiêm ngặt của chính phủ Indonesia cũng như các yêu cầu cam kết giá trị nội địa (local content) nhằm tạo lợi thế cho các doanh nghiệp trong nước.
Như Sputnik đã thông tin, PV Drilling bắt đầu cung cấp dịch vụ khoan tại nước ngoài từ năm 2007 với việc đầu tư liên tục vào giàn khoan đất liền PV Drilling 11 tại Algeria.
Ngoài ra, kể từ năm 2016, PV Drilling đã tăng cường triển khai công tác mở rộng thị trường ra nước ngoài đối với các giàn khoan tự nâng.
Trong đó, năm 2016, PV Drilling bắt đầu cung cấp giàn khoan biển tự nâng PV Drilling I cho Total Myanmar tại Myanmar, tiếp đó là hàng loạt các chiến dịch khoan thành công tại Thái Lan, Malaysia và Campuchia.
Đối với giàn khoan nước sâu, năm 2019, PV Drilling đã ký hợp đồng cung cấp giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm TAD - PV Drilling V cho khách hàng Brunei Shell Petroleum (BSP). Hiện nay giàn PV Drilling V đang phục vụ chiến dịch khoan dài hạn cho BSP tại Brunei như chia sẻ của ông Đinh Quang Nhựt, Giám đốc Xí nghiệp Điều hành khoan (PVD DD), đơn vị trực tiếp quản lý và điều hành các giàn khoan của PV Drilling. Hợp đồng đã ký giữa Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) của Việt Nam với Brunei Shell Petroleum Company Sdn Bhd (BSP) của Brunei có thời hạn 6 năm, cộng thêm 2 lần tùy chọn gia hạn với mỗi lần là 2 năm.

Thành tích của giàn khoan biển tự nâng thế hệ mới PV DRILLING VI

Theo thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, giàn khoan PV DRILLING VI của Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling) đã đạt mốc 7 năm vận hành an toàn liên tục.
Cụ thể là giàn PV DRILLING VI không có sự cố gây mất thời gian lao động (Zero LTI), tính đến ngày 27/2/2022.
Theo PVN, PV DRILLING VI là giàn khoan biển tự nâng thuộc thế hệ mới nhất của Tổng công ty PV Drilling, chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 2 năm 2015.
Đồng thời, tính đến 0 giờ ngày 27/2/2022, giàn khoan PV DRILLING VI đã vượt qua cột mốc 7 năm liên tục vận hành an toàn, không để xảy ra sự cố gây mất thời gian lao động (Zero LTI), được công nhận bởi Hiệp hội các nhà thầu khoan dầu khí quốc tế (IADC).
PV Drilling I. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.09.2021
Giàn khoan PV DRILLING I sắp được chuyển cho Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro
Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, để đạt được thành tích ấn tượng trên là nhờ vào việc kiểm soát chặt chẽ sự tuân thủ các quy định và yêu cầu của Hệ thống quản lý An toàn - Sức khỏe nghề nghiệp - Môi trường - Chất lượng (HSEQ) được thiết lập bởi Tổng công ty PV Drilling và khách hàng. Đây cũng là thành tích an toàn nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2022 của PV Drilling.
Công ty khoan dầu khí của Việt Nam cho biết, năm 2021 được cho là thời điểm thách thức nhất đối với PV Drilling bởi dịch bệnh Covid-19, đặc biệt từ tháng 6 đến tháng 10 khi các biện pháp giãn cách được thực hiện nghiêm ngặt.
Vượt qua tất cả, PV DRILLING VI đã hoàn thành xuất sắc chiến dịch khoan của ENI tại Đà Nẵng.
“Đặc biệt, PV DRILLING VI cũng đã hoàn thành xuất sắc giếng khoan 15-2/01-HSD-7P của Thăng Long JOC với ngân sách dưới hạn mức, trong điều kiện thời tiết không thuận lợi cùng tình hình phức tạp của đại dịch”, PVN khẳng định.
Ở thời điểm này, giàn PV DRILLING VI đang tiến hành các công tác chuẩn bị để sẵn sàng thực hiện chương trình khoan cho khách hàng tại Việt Nam, dự kiến bắt đầu vào tháng 3/2022.
Đối với Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí, năm 2021, doanh nghiệp dịch vụ khoan dầu khí báo cáo doanh thu giảm 24% xuống 3.988 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm sâu 90% xuống 19 tỷ đồng và thực hiện 77% kế hoạch năm.
Các dàn khai thác dầu tại mỏ Bạch Hổ - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2022
Căng thẳng Nga – Ukraina và tình hình Liên doanh Dầu khí Việt - Nga Vietsovpetro
Tuy nhiên, theo đánh giá của Công ty chứng khoán SSI Research, mảng khoan khai thác của PVDrilling đã hồi phục từ quý II/2021 và ghi nhận lợi nhuận từ năm 2022 nhờ hiệu suất sử dụng và giá thuê tăng.
SSI cũng cho rằng, việc giá dầu duy trì tích cực sẽ giúp đẩy mạnh các hoạt động đầu tư thăm dò khai thác, đặc biệt là việc triển khai các dự án lớn, giúp đem lại khối lượng công việc tiềm năng cho PV Drilling.

Vì sao Việt Nam vừa nhập khẩu, vừa xuất khẩu dầu thô?

Như đã biết, Việt Nam hiện sở hữu hai nhà máy lọc dầu là Nghi Sơn và Dung Quất.
Lượng dầu thô nhập khẩu chủ yếu phục vụ cho hai nhà máy lọc dầu này. Nguồn cung xăng dầu trong nước cũng phụ thuộc rất lớn vào năng lực sản xuất kinh doanh (lọc dầu) của hai nhà máy Dung Quất, Nghi Sơn, bên cạnh nguồn nhập khẩu xăng dầu truyền thống.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2021 Việt Nam xuất khẩu hơn 3,1 triệu tấn dầu thô, với giá trị xuất khẩu là trên 1,76 tỷ USD.
Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2022
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam “nắn” khủng hoảng ở Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn
Ngược lại, Việt Nam cũng nhập khẩu hơn 9,9 triệu tấn dầu thô với giá trị nhập khẩu là trên 5,15 tỷ USD.
Rõ ràng, Việt Nam nhập khẩu dầu thô lớn hơn nhiều so với lượng dầu thô xuất khẩu đi, tạo cán cân chênh lệch đáng chú ý. Những ngày này, trong bối cảnh tình hình cung ứng xăng dầu trong nước gặp khó khăn, báo chí lại bắt đầu mổ xẻ nguyên nhân thua lỗ của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn cũng như lý do vì sao, với trữ lượng dầu đứng thứ 26 thế giới, Việt Nam lại nhập khẩu dầu thô nhiều hơn xuất khẩu.
Lý giải về nguyên nhân vì sao Việt Nam vừa xuất khẩu dầu thô vừa phải nhập khẩu về, một chuyên gia ngành dầu khí thông tin với Vietnamnet cho biết, thực tế này liên quan đến yếu tố kỹ thuật, kinh tế và chủng loại dầu thô.
Như đã biết, dầu thô trên thế giới có nhiều loại khác nhau và có sự khác biệt về tính chất. Có loại dầu sản xuất ra nhiều xăng, có loại dầu thô lại sản xuất ra nhiều DO – tức Diesel Oil, nằm trong số nhiên liệu lỏng, nặng hơn dầu lửa và xăng, thường hay được dùng làm nguyên liệu vận hành các lò đốt trong các khu công nghiệp và cho động cơ đốt trong của các phương tiện giao thông vận tải hạng nặng như xe nâng dầu, xe tải, tàu biển, ô tô…
Cũng có loại có thể sản xuất được dầu nhờn nhưng có loại không thể sản xuất được dầu nhờn. Có loại sản xuất được nhựa đường nhưng có loại không thể sản xuất được nhựa đường. Ngoài ra, có loại dầu thô chứa nhiều tạp chất, có loại dầu thô ít tạp chất.
Trong khi đó, nhà máy lọc dầu thông thường được thiết kế chỉ để chế biến một số loại dầu thô nhất định, không phải loại dầu thô nào đưa vào sản xuất cũng được và không phải loại dầu thô nào đưa vào sản xuất cũng có hiệu quả tối ưu.
Theo vị chuyên gia, vì lý do kỹ thuật này mà có loại dầu thô Việt Nam sản xuất ra không phù hợp với nhà máy lọc dầu Dung Quất nên buộc phải xuất khẩu đi thu tiền về, và mua loại dầu thô phù hợp về để chế biến.
Mỏ khí đốt Mộc Tinh  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2022
Dự báo giá dầu thế giới tăng cao, thăm dò khai thác dầu khí PVEP Việt Nam lãi kỷ lục
Đương nhiên, nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất thiết kế ban đầu là để tiêu thụ dầu thô khai thác từ mỏ Bạch Hổ. Tuy nhiên, vì những năm gần đây, sản lượng dầu thô khai thác từ mỏ Bạch Hổ ngày càng ít và một số mỏ có dầu thô khác với công nghệ được thiết kế cho lọc dầu Dung Quất.
“Cho nên Việt Nam phải bán các loại dầu đó đi để nhập về những loại dầu thô phù hợp với thiết kế của nhà máy này”, vị chuyên gia lý giải.
Cùng với đó, thiết bị quan trọng của nhà máy lọc dầu là tháp chưng cất. Tháp chưng cất này được thiết kế theo đúng tính chất của nguyên liệu. Nếu đưa nguyên liệu (dầu thô) khác vào thì tháp chưng cất đó không hoạt động được hoặc hoạt động với hiệu suất thấp.
“Nếu muốn chế biến được các loại dầu thô khác, nhà máy lọc dầu sẽ phải đầu tư thêm công nghệ, các phân xưởng để phù hợp”, chuyên gia dầu khí nhấn mạnh.
Cũng theo PVN và Vietnamnet, năm 2019, Lọc dầu Dung Quất đã đưa 2 loại dầu thô mới vào chế biến là dầu WTI Midland (Mỹ) và dầu Bonny Light (Nigeria). Cụ thể, tháng 4/2019, BSR chế biến lô dầu WTI Midland thử nghiệm đầu tiên với khối lượng khoảng 995.000 thùng.
Cuối tháng 10/2019, BSR tiếp tục đưa vào chế biến thử nghiệm lô dầu thô Bonny Light của Nigeria và đạt tỷ lệ chế biến ở 50% thể tích tại 107% công suất CDU và 100% công suất RFCC.
“Việc chế biến thành công dầu thô WTI mở ra cơ hội cho Lọc dầu Bình Sơn (BSR) đa dạng hoá nguồn dầu thô nhập khẩu, trong bối cảnh nguồn dầu thô Bạch Hổ trong nước suy giảm, qua đó nâng cao hiệu quả chế biến nhờ giá dầu thô WTI khá cạnh tranh”, chuyên gia đánh giá.
Tiếp đó, từ ngày 13 đến 18/7/2020, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã tiến hành chế biến thử nghiệm dầu Sokol với tỷ lệ phối trộn lên tới 20%.
Với chế độ vận hành linh hoạt, khi NMLD Dung Quất chế biến dầu thô Sokol với tỷ lên 20% thể tích, đồng thời tăng khối lượng dầu khác lên thì tỷ lệ dầu thô Bạch Hổ đã giảm còn khoảng 29%.
Kết quả chế biến thử nghiệm cho thấy có thể xem xét thay thế dần dần dầu thô Bạch Hổ trong thời gian tới, vốn đã suy giảm sản lượng và chất lượng. Ngoài ra, theo đánh giá ban đầu khi vận hành 109% công suất ở phân xưởng Chưng cất dầu thô, hỗn hợp dầu Sokol và các loại dầu khác cho chất lượng sản phẩm Jet-A1 đáp ứng thông số kỹ thuật.
Khai thác dầu khí  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2022
PVN và nỗi lo trữ lượng dầu khí của Việt Nam sụt giảm
Do đặc thù dầu Sokol chứa nhiều lưu huỳnh nên Lọc dầu Bình Sơn đã phải tăng công suất phân xưởng Thu hồi lưu huỳnh 2 (SRU2). Ngoài ra, khi chế biến dầu Sokol ở tỷ lệ cao có nguy cơ hàm lượng SOx phát thải ra môi trường vượt ngưỡng cho phép, do đó việc chế biến dầu Sokol cần tính toán và phối trộn với các loại dầu khác đi kèm nhằm kiểm soát hàm lượng SOx trong khói thải, đảm bảo tuân thủ tuyệt đối quy định về môi trường.
Thêm một lý do khác, theo chuyên gia, đó là đối với các lô dầu thô Việt Nam khai thác, Nhà máy lọc dầu Dung Quất để mua được cũng phải tham gia đấu thầu.
“Bởi lẽ nhiều mỏ dầu PVN khai thác lại là có sự tham gia của đối tác nước ngoài, trong khi đó lọc dầu Dung Quất cũng là công ty cổ phần, không phải công ty 100% vốn Nhà nước nên phải đấu thầu”, chuyên gia lý giải.
Do đó, nếu lọc dầu Dung Quất trả giá thấp hơn các đơn vị khác tham gia đấu thầu thì sẽ không mua được nên phải nhập khẩu từ nguồn khác bù vào nhất là có nhiều thời điểm mua từ nguồn khác rẻ hơn là đấu thầu ở các mỏ trong nước.
Theo quan điểm này, việc Việt Nam vừa xuất khẩu dầu thô, vừa nhập khẩu dầu thô thuần túy là yếu tố kỹ thuật và kinh tế, để việc vận hành các nhà máy lọc dầu được thông suốt và hiệu quả hơn.
Tại cuộc họp với lãnh đạo PVN vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chỉ ra nghịch lý đáng suy ngẫm của Việt Nam – vì sao có dầu thô, có nhà máy lọc, vẫn thiếu xăng dầu?
© Ảnh : Hoàng Hiếu - TTXVNPhó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu tại buổi làm việc
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu tại buổi làm việc - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2022
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu tại buổi làm việc
Theo ông Lê Văn Thành, trữ lượng dầu khí của Việt Nam đứng thứ 26 thế giới (khoảng 1,5 tỷ m3), nhưng sản lượng khai thác hiện nay chỉ đứng thứ 34 thế giới. Như vậy, tốc độ hiện thực hóa tiềm năng dầu khí chưa cao.
“Vì vậy, cần phải đưa được nguồn tài nguyên này vào phục vụ nền kinh tế hiệu quả nhất, phải chế biến sâu hiệu quả nhất. Không thể có chuyện trong cùng tập đoàn mà vừa khai thác, xuất khẩu dầu thô, trong khi đơn vị khác lại phải đi nhập khẩu dầu thô để chế biến”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Trước thực tế này, Chính phủ đã đốc thúc PVN khẩn trương đầu tư xây dựng dự án tại Khu công nghiệp Long Sơn để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu xăng dầu trong nước thời gian tới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала