Trước đó, doanh nhân này đã chỉ trích Apple ngừng quảng cáo trên Twitter, cho rằng công ty này "căm ghét quyền tự do ngôn luận ở Mỹ". Ông cũng nói rằng Apple đang đe dọa xoa mạng xã hội này khỏi cửa hàng ứng dụng của mình và cam đoan sẽ tạo ra điện thoại thông minh thay thế nếu Twitter bị xóa khỏi các cửa hàng ứng dụng chủ yếu.
"Có vẻ như Elon Musk thật sự đã tuyên chiến với những người theo chủ nghĩa tự do về chính sách mới của Twitter. Bất kể kết cục cuộc chiến ra sao, thì điều quan trọng là bản thân cuộc chiến đó là trường hợp đầu tiên thể hiện sự chia rẽ trong môi trường cho đến nay vẫn mang tình một chiều của các nền tảng mạng toàn cầu, nơi chỉ cho phép kiểu suy nghĩ tự do cực hạn, còn tất cả những quan điểm và lập trường khác đều có nguy cơ bị cấm", - ông Pushkov viết trên kênh Telegram cá nhân.
Theo thượng nghị sĩ, sự chia rẽ này phản ánh tình trạng phân chia ranh giới ở Mỹ "thành hai phe không thể hòa giải".
Musk trước đây từng nói rằng dưới thời lãnh đạo trước đó, Twitter đã tham gia can thiệp vào cuộc bầu cử.
"Có một thực tế rõ ràng, như người dùng lâu năm đều biết, là Twitter trong một thời gian dài đã không giữ được lòng tin và tiêu chuẩn an ninh, cũng như can thiệp vào bầu cử", - Musk nói mà không giải thích mình đang đề cập đến cuộc bầu cử nào.
Vào cuối tháng 10 Elon Musk cuối cùng đã chốt được thỏa thuận trị giá 44 tỷ USD để mua lại Twitter. Ông hứa sẽ tự do hóa chính sách biên tập của mạng xã hội vốn đã bị nhiều nơi chỉ trích vì quy định kiểm duyệt gắt gao, và thành lập một ban kiểm duyệt nội dung. Theo ông, phiên bản mới của mạng xã hội sẽ hiệu quả, minh bạch và chí công vô tư hơn rất nhiều.
Hồi tháng 11 sau khi doanh nhân này mua lại Twitter, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên tiếng chỉ trích mạng xã hội này, cho rằng nó lan truyền những điều dối trá trên khắp thế giới. Tuần trước, tờ Financial Times đưa tin một số thương hiệu lớn đã cắt giảm chi tiêu quảng cáo trên Twitter do chính sách của tân chủ sở hữu mạng xã hội này.