Chia sẻ với Sputnik tại đây, Đại tá Dương Văn Yên, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng,
Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, Quân đội Việt Nam đang trên con đường hiện đại hóa.
Tham dự triển lãm lần này, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (TCCNQP) giới thiệu 5 nhóm sản phẩm chính.
Trong đó, nhóm 1 là sản phẩm ngành công nghiệp đóng tàu. Hiện Việt Nam có thể đóng mới được trên 50 loại tàu chiến, khối lượng giãn nước lớn nhất hơn 5.000 tấn. Một số loại tàu rất hiện đại như tàu cứu hộ
tàu ngầm được trang bị ra-đa khử âm, thiết bị lặn tới độ sâu 200m để cứu tàu gặp nạn và thủy thủ.
Không dừng lại ở đó, Quân đội Việt Nam đã làm chủ công nghệ chế tạo các loại đạn kích thước từ 5.56mm - 155mm cho các loại súng ngắn cầm tay, súng bộ binh và các loại pháo phòng không, pháo mặt đất và pháo trên tàu.
Đặc biệt, nhóm sản phẩm vật tư đặc chủng cho sản xuất đạn như thuốc phóng, thuốc nổ của Tổng cục CNQP cũng khiến khách tham quan ngạc nhiên về thành tựu.
Ngoài ra, cơ quan đầu ngành về công nghiệp quốc phòng Việt Nam còn mang tới triển lãm các vũ khí bộ binh mới nhất như súng đại liên thế hệ mới có khối lượng nhẹ, tốc độ bắn nhanh, độ chính xác cao và có thể tích hợp với các thiết bị ngắm bắn ngày đêm.
Với sự ủng hộ của bạn bè quốc tế dành cho Việt Nam, đã có 174 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến từ 30 quốc gia trong khu vực ASEAN, châu Á, châu Âu, châu Mỹ đăng ký trưng bày tại Triển lãm lần này.
Có thể thấy,
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 được tổ chức với quy mô lớn nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại về quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Đại tá Dương Văn Yên, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, bày tỏ với Sputnik: