"Chúng tôi muốn các nước BRICS tạo ra một khu vực thương mại tự do, điều này cần được thảo luận, bởi vì chúng tôi muốn đóng góp vào sự phát triển quan hệ thương mại trong BRICS," - ông nói.
Quan chức Nam Phi lưu ý rằng sự hợp tác giữa Nga và Nam Phi luôn hiệu quả và việc trở thành thành viên của BRICS lạicàng cùng cố điều này.
"Khi tôi còn nhỏ, tôi biết rằng người Nga sẽ giải phóng chúng tôi, giúp chúng tôi chống lại sự thống trị của châu Âu. Người Nga luôn là bạn của chúng tôi, với sự ra đời của BRICS và Ngân hàng Phát triển BRICS, sự hợp tác này càng được tăng cường. Chúng tôi chưa gửi đơn đề nghị lên ngân hàng này, nhưng tôi muốn biết chi tiết hơn về những cơ hội mà ngân hàng cung cấp. Tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng nhờ BRICS, mối quan hệ của chúng ta sẽngày càng bền chặt hơn", - ông nhấn mạnh.
Ông cũng đề xuất tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRICS tiếp theo tại Durban, nơi được gọi là "cửa ngõ vào châu Phi" vì từ đó hầu hết hàng hóa từ Nam Phi được gửi đến các nước khác, đây là cảng lớn nhất ở Nam bán cầu.
Trước đó, Đại sứ Nam Phi tại Nga Mzuvukile Maketuka nói với Sputnik rằng cuộc khủng hoảng chính trị ở nước ông liên quan đến cuộc điều tra chống lại Tổng thống đương nhiệm Cyril Ramaphosa do đảng đối lập khởi xướng sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ với Nga và sẽ không ảnh hưởng đến tư cách thành viên của nước này trong BRICS.
BRICS là gì?
BRICS hợp nhất Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Một số quốc gia khác muốn tham gia khối kinh tế này, bao gồm Argentina, Iran, và theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, còn có Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi và Ai Cập.