Ý kiến người trong cuộc
“Theo tôi, việc các bác sĩ biết ngôn ngữ địa phương, cụ thể là tiếng Việt, là một gợi ý hay. Điều này cho phép bản thân bác sĩ đó phát triển hơn và thu nạp nhiều kiến thức hơn”.
“Ví dụ, các chuyên gia đến làm việc tại Việt Nam trong một thời gian ngắn thì tôi nghĩ không cần học tiếng Việt. Trong tình huống này, phương án có phiên dịch viên là tốt hơn cả. Còn đối với các chuyên gia đến làm việc từ một năm trở lên thì nên học tiếng Việt vì đây là điều cần thiết”, TS. Bác sĩ Boris Fattakhov nhấn mạnh.
“Nếu kiến nghị trên được thông qua, tôi sẵn sàng học Tiếng Việt. Mặc dù làm việc nhiều năm tại Việt Nam, hiểu và nói được một chút tiếng Việt, nhưng theo tôi, đội ngũ phiên dịch viên vẫn rất cần thiết cho các bác sĩ nước ngoài. Vì ngay cả khi biết tiếng Việt, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn nhất định khi nghe chúng tôi giải thích và ngược lại. Do đó, chúng tôi chắc chắn cần phiên dịch”.
“Tôi mong rằng, đội ngũ phiên dịch viên tại bệnh viện tôi tiếp tục bồi dưỡng kiến thức và làm việc lâu dài tại đây”, TS. Bác sĩ Boris Fattakhov bày tỏ.
Liệu có phải là kiến nghị đúng đắn?
“Vì tiếng Việt không giống như các ngoại ngữ phổ thông như Anh, Pháp. Hơn nữa, việc học tiếng Việt không dễ dàng, chưa nói đến việc thông thạo thứ tiếng này. Hiện nay, hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép hành nghề đều có đội ngũ phiên dịch chuyên khoa y học, giúp các bác sĩ nước ngoài giao tiếp với bệnh nhân trong khám chữa bệnh. Vì vậy, yêu cầu học tiếng Việt đối với bác sĩ nước ngoài khi muốn hành nghề tại Việt Nam là không cần thiết”, Giám đốc phòng khám chia sẻ quan điểm với Sputnik.
“Xu hướng mở rộng hợp tác y học giữa Việt Nam và các nước tiên tiến trên thế giới là tất yếu. Kiến nghị này sẽ phần nào cản trở hợp tác y học giữa Việt Nam và thế giới. Nếu được thông qua, cần phải chỉnh sửa sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn”.