Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

“Cơn khát vũ khí của Kiev vẫn chưa dứt”. Dự báo của các chính trị gia châu Âu đã thành sự thật

Người đứng đầu chính sách đối ngoại EU Josep Borrell phàn nàn rằng, nhiều quốc gia đang cạn kiệt vũ khí vì viện trợ Ukraina, ông gọi đây là hồi chuông cảnh tỉnh với cả khối. Những nguy cơ nào đang đe dọa năng lực quân sự của Liên minh châu Âu? Những chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.
Sputnik

Không phải từ kho dự trữ, mà từ kho vũ khí của quân đội

Josep Borrell nhấn mạnh rằng, viện trợ vũ khí cho Ukraina khiến kho dự trữ khí tài của nhiều nước trong khối bị cạn kiệt, hiện nay Kiev nhận viện trợ quân sự không phải từ nguồn dự trữ mà từ kho vũ khí của quân đội đang hoạt động. Nói một cách đơn giản, vũ trang cho quân đội Ukraina khiến các nước EU giải giáp vũ khí.
Đồng thời, quan chức EU vẫn kêu gọi: “chúng ta cần duy trì điều này cho đến khi họ chiến thắng". Nhưng không phải ai cũng đồng ý với điều này.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Ukraina phàn nàn về việc một số nước từ chối bán vũ khí cho Kiev
Bộ trưởng Quốc phòng Ý Guido Crosetto nói rằng sẽ không có đợt giao hàng mới nào cho đến ít nhất là cuối năm nay. Và sau đó họ sẽ đưa ra quyết định tùy theo tình hình cụ thể.
"Chúng tôi sẽ xem chính phủ đưa ra quyết định nào", - ông nói thêm.

Giúp đỡ tùy theo khả năng

Viện trợ Ukraina khiến EU phải trả giá đắt. Theo số liệu của Statista (Đức), các cấu trúc siêu quốc gia châu Âu đã chi 34,99 tỷ euro cho việc này. Trong số này, 30,32 tỷ là hỗ trợ tài chính, 3,1 tỷ là viện trợ quân sự và 1,57 tỷ là hỗ trợ nhân đạo.
Nếu nói về viện trợ từ các nước thành viên EU, thì đúng như dự kiến, Đức chiếm vị trí dẫn đầu. Berlin đã phân bổ 5 tỷ rưỡi euro viện trợ cho Kiev. Khoảng 1,15 tỷ đã được bơm vào nền kinh tế Ukraina, 1,95 tỷ – hỗ trợ nhân đạo, 2,35 tỷ – viện trợ quân sự.
Và bây giờ, thật bất ngờ, Ba Lan đứng ở vị trí thứ hai. Warsaw đã giúp với tổng số tiền là 3 tỷ USD. Hơn một nửa - 1,82 tỷ USD - là viện trợ quân sự.
Theo sau là Pháp, quốc gia thật sự hào phóng trong viện trợ với 1,41 tỷ euro: 800 triệu euro - hỗ trợ tài chính, 140 triêu - hỗ trợ nhân đạo, và 470 triệu - viện trợ quân sự.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
EU sắp cạn tiền đền bù việc bơm vũ khí cho Ukraina
Nhưng, đây đều là những con số tuyệt đối, một chỉ số thú vị hơn nhiều là tỷ lệ khối lượng viện trợ từ các nước châu Âu so với GDP của họ. Và ở đây danh sách các nước dẫn đầu thay đổi gần như hoàn toàn:
Estonia - 1,1%;
Latvia - 0,93%;
Ba Lan - 0,5%;
Litva - 0,46%;
Na Uy - 0,34%.
Cần lưu ý rằng, theo Ngân hàng Thế giới, Estonia chi khoảng 2,3% GDP cho quốc phòng.

Các khoản viện trợ không hoàn lại

Vào đầu mùa xuân, Liên minh châu Âu đã tuyên bố rằng họ muốn sử dụng Quỹ Hòa bình châu Âu để hoàn trả viện trợ quân sự cho Kiev. Tuy nhiên, theo Politico, Brussels đã đánh giá thấp số tiền hỗ trợ.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Liên minh châu Âu từ chối xin lỗi Kiev vì đã tiết lộ tổn thất của Ukraina
Năm ngoái, Brussels đã thành lập Quỹ Hòa bình châu Âu với ngân sách trị giá 5,63 tỷ USD đến năm 2027 để hỗ trợ các nước trên thế giới. Họ đã dự kiến ​chi khoảng nửa tỷ euro vào năm 2022. Sau đó, khoản chi đã tăng đến một tỷ rưỡi euro do chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Đúng như dự kiến, toàn bộ số tiền này dảnh cho Ukraina.
Đến tháng 11, khoản chi viện trợ quân sự cho Kiev đã lên tới 3,1 tỷ euro.

Rừng “các đội quân cây cảnh Bonsai”

Năm tới, EU cũng không có ý định giảm viện trợ quân sự cho Kiev: vào tối thứ Hai, Josep Borrell cho biết quyết định bổ sung thêm 2 tỷ euro nhằm đảm bảo EU có đủ ngân sách để tiếp tục hỗ trợ quân sự cho lực lượng vũ trang Ukraina. Mặc dù bốn tháng trước đó chính ông ấy đã phê bình cách tiếp cận như vậy.
“Các lực lượng vũ trang của các nước EU đã trở thành một thứ giống như “đội quân cây cảnh Bonsai”: họ trông giống như quân thật, nhưng họ có quá ít nguồn lực để đối đầu trực tiếp toàn diện với Nga”, - quan chức EU phàn nàn.
Chuyên gia quân sự Alexei Leonkov lưu ý rằng, tuyên bố của Borrell khiến người châu Âu sợ hãi không phải là toàn bộ sự thật.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Pháp dự định cung cấp thêm vũ khí cho Ukraina

"Trên thực tế, người châu Âu phải cung cấp vũ khí từ các kho dự trữ mà họ chưa sẵn sàng, - chuyên gia Alexei Leonkov cho biết. - Họ đã dự định sẽ cung cấp thiết bị và đạn dược còn lại từ thời Liên Xô, nhưng, kho dự trữ này rất nhanh chóng bị cạn kiệt, và họ bắt đầu chuyển giao cho Kiev vũ khí của NATO. Hơn nữa, phần lớn vũ khí NATO gửi cho Ukraina đã hết hạn sử dụng”.

Ông Leonkov cho biết thêm, đội xe tăng cũng là một vấn đề nan giải. Ví dụ, chỉ có 45% xe tăng Leopard II của Đức sẵn sàng chiến đấu, số còn lại đang cần sửa chữa.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Điều tra của Sputnik: Ukraina bán vũ khí NATO sang Trung Đông
“Vấn đề không chỉ là kho dự trữ vũ khí của châu Âu đang cạn kiệt mà còn là tổ hợp công nghiệp-quân sự của EU không thể bổ sung chúng, - ông Leonkov nhấn mạnh. - Nếu vào những năm 1990 và 2000, ngành công nghiệp quân sự châu Âu đã có đủ sức cạnh tranh với Mỹ thì giờ đây kinh tế châu Âu ngày càng tụt hậu so với Mỹ”.
Và vẫn chưa rõ liệu EU có đủ khả năng tiếp tục viện trợ cho Kiev hay không. Đặc biệt là trong bối cảnh các chính trị gia cao cấp hứa sẽ gia tăng đáng kể khối lượng giao hàng.
Thảo luận