‘Vì miếng cơm, manh áo’
“Mặc dù công việc chăm bệnh nhân vất vả, phải xa nhà nhưng thu nhập vẫn tốt hơn làm ruộng. Một tháng cũng được 7 triệu - 8 triệu đồng/tháng. Với bệnh nhân nặng hơn, đặc biệt là các bệnh nhân nam thì lương cũng được cao hơn một chút”, chị Huệ tâm sự.
“Bản thân mình cũng không có kinh nghiệm gì nhiều, mọi thứ học được là qua quan sát và học hỏi từ cách chăm bệnh nhân của điều dưỡng tại bệnh viện. Khi bệnh nhân lên cơn đau hay cần đi vệ sinh vào đêm thì mình cũng dậy theo họ, cũng quen với việc mất ngủ rồi”, chị Huệ tâm sự.
Làm nghề bằng cả cái tâm
“Bệnh nhân khổ lắm, lở loét ăn sâu hàng bao nhiêu năm trời, cực kỳ đau đớn, chết cũng không chết được. Mình chăm họ bằng cả lương tâm, giúp đỡ họ sao cho tốt nhất thì gia đình họ cũng không phụ công mình.Tôi nhớ có nhà tôi tới làm là người thứ 17, và tôi chăm sóc cụ bà đó cho tới khi bà ra đi vì thực sự không phải ai chăm sóc cũng được”.
“Thương lắm chứ! Mình sống, chăm sóc họ hàng ngày, tình cảm qua bao nhiêu thời gian. Có khi con cháu họ còn khóc không bằng mình. Thương lắm, rất là thương vì ở người ta lâu dài. Con cháu người ta thường đi làm cả ngày, tối mới về, còn mình ở nhà chăm nom cả ngày. Có những bệnh nhân tôi chăm 5 năm - 7 năm thì họ mất. Khi họ mất như ruột thịt mình mất đi vậy”.
Và những góc “khuất”
“Tôi gặp rất nhiều trường hợp như vậy, nhiều lúc tủi thân khóc ấy chứ. Nhưng tôi nghĩ là họ già hoặc bị bệnh nên không chấp làm gì. Có những người bệnh nhân có thái độ, nhưng may mắn là người nhà của họ lại rất tốt với mình. Họ thường động viên là bố/mẹ họ như vậy thì mình không nên chấp, cố gắng giúp đỡ”, chị Huệ chia sẻ với Sputnik.
“Tôi quê Phú Thọ, ít về lắm. Có việc tôi mới về, không có thì 1 năm tôi về 1-2 lần. Ngay cả Tết, nhiều gia đình bệnh nhân tôi chăm yêu cầu tôi ở lại ăn Tết cùng gia đình họ”, chị Huệ giãi bày.