Theo ông, mặc dù doanh thu của Liên bang Nga từ việc bán năng lượng bắt đầu giảm, nhưng tốc độ khai thác dầu vẫn như cũ. Ông Adeyemo thừa nhận rằng trong tương lai, các quốc gia ủng hộ sáng kiến áp giá trần sẽ thảo luận về các biện pháp cứng rắn hơn.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ cũng lưu ý rằng Mỹ sẽ tiếp tục gây sức ép kinh tế đối với Nga, đặc biệt nhằm mục đích làm suy yếu khả năng của khu vực quốc phòng nước này.
Trước đó, vào ngày 15/12, tạp chí Foreign Policy của Mỹ lưu ý rằng những bất đồng về cả mức giá trần và lệnh cấm vận dầu mỏ làm gia tăng lo ngại các đồng minh khó có thể thống nhất về lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ của Nga.
Hạn chế đối với nguồn cung năng lượng của Nga
Vào ngày 2/9, các nước G7 đã đồng ý đưa ra mức giá trần đối với dầu từ các nhà sản xuất Liên bang Nga. Vào ngày 5/12, lệnh cấm vận nhiên liệu cung cấp cho Liên minh châu Âu bằng đường biển có hiệu lực. Các quốc gia EU cũng đã nhất trí về giới hạn giá trần được quy định ở mức 60 USD/thùng.
Ba ngày sau khi các biện pháp hạn chế có hiệu lực, giá một thùng dầu Brent giảm xuống còn 76 USD.
Nga đã nhiều lần nhấn mạnh rằng trong trường hợp bi hạn chế các nguồn năng lượng, nước này sẽ không hành động trái với lẽ thường và trong vấn đề cung cấp năng lượng sẽ xuất phát từ lợi ích của chính mình. Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak ngày 4/12 cho biết Moskva dự định xây dựng cơ chế cấm giao thương với các quốc gia áp đặt mức giá trần.