“Lò” chống tham nhũng “bùng cháy” tại Bộ Ngoại giao Việt Nam?

Chỉ còn một tuần nữa là đến ngày 31 tháng 12, và hôm nay chúng tôi xin giới thiệu với các bạn bài điểm báo áp chót. Tuần này, báo chí Nga và nước ngoài viết gì về Việt Nam? Chính sách đối nội và đối ngoại, nền kinh tế và thể thao – đó là các chủ đề truyền thống.
Sputnik
Chúng tôi sẽ đề cập đến các chủ đề này trong mục điểm báo "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

COVID-19 hóa ra là một “mỏ vàng”

Tai tiếng nhất là vụ bê bối tham nhũng tại Bộ Ngoại giao Việt Nam liên quan đến các chuyến bay giải cứu về Việt Nam trong đại dịch COVID-19 do chính phủ tài trợ. Loạt quan chức Bộ Ngoại giao đã nhận hối lộ khi tổ chức hơn 400 chuyến bay “giải cứu” người Việt Nam đang bị kẹt lại ở nước ngoài trong cơn đại dịch, mỗi chuyến bay giải cứu thì số tiền lợi nhuận ra hàng chục nghìn USD, tờ The Diplomat viết. Vụ bê bối kéo theo hàng loạt vụ bắt giữ, loạt quan chức bị khiển trách, bị khai trừ đảng.
Đà Nẵng: 4 cá nhân bị kỷ luật liên quan đến dịch COVID-19 là ai?
Bản thân Bộ trưởng Ngoại giao bị đề nghị kỷ luật. Tác giả bài báo lưu ý rằng, COVID-19 hóa ra lại là “mỏ vàng” cho các quan chức. Ví dụ, những quan chức liên quan đến vụ mua sản phẩm kit test COVID-19 đắt đỏ đã bị trừng phạt. Kế hoạch này đã mang lại khoảng 172 triệu USD cho những người tham gia. Bất chấp chiến dịch đốt lò chống tham nhũng, những âm mưu tham nhũng quy mô lớn và được tổ chức tốt vẫn tiếp tục nở rộ, và vụ việc đang khiến nảy sinh khá nhiều câu hỏi chưa được giải đáp, tác giả lưu ý.

Ranh giới vùng đặc quyền kinh tế cuối cùng được phân định

Cổng thông tin Indonesia Detik đưa tin rằng, Indonesia và Việt Nam đã hoàn tất đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) chồng lấn giữa hai nước sau 12 năm nỗ lực. Nguyên thủ hai nước cùng thông báo kết quả nói trên tại cuộc họp báo sau hội đàm tại Cung điện Bogor. Chính phủ của Indonesia và Việt Nam đã đặt mục tiêu đưa thương mại song phương lên 15 tỷ USD hoặc cao hơn trước năm 2028. Mục tiêu trước đó là 10 tỷ USD vào năm 2023, nhưng hai nước đã về đích sớm và thậm chí vượt mục tiêu này vào năm 2021 với kim ngạch thương mại là 11,06 tỷ USD.

Vẫn có nhu cầu sử dụng than đá

Yahoo Finance đưa tin rằng, lô 999 xe điện VinFast VF 8 xuất khẩu đầu tiên đã cập cảng California, Mỹ. VinFast cũng đã chính thức hoàn thành các thủ tục để bán hàng tại Mỹ và sẽ bắt đầu bàn giao sản phẩm tới khách hàng vào cuối tháng 12. Nikkei Asia cho biết rằng, Samsung đã mở Trung tâm nghiên cứu và phát triển mới tại Việt Nam có quy mô đầu tư 220 triệu USD, để phát triển phần mềm và mạng không dây an toàn. Hellenic Shipping News viết về những vấn đề năng lượng của Việt Nam. Gói tài trợ từ G7 cho quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam đã lên đến 15,5 tỷ USD, điều đó sẽ thúc đẩy Việt Nam hạn chế phát thải khí nhà kính vào năm 2030 thay vì năm 2035. Vào thời điểm đó, các nguồn tái tạo sẽ cung cấp 47% điện năng của cả nước. Nhưng, trong nỗ lực trở thành trung hòa carbon, Việt Nam phải đối mặt với một số thách thức đang kìm hãm sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo. Đó là xung đột lợi ích trong chính phủ, lưới điện cần được hiện đại hóa cấp bách và các vấn đề định giá năng lượng mặt trời và năng lượng gió.
Bloomberg: Gói tài chính 15 tỉ USD giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào than có thể được ký hôm nay
“Có rất nhiều thách thức trong những nố lực làm giảm lượng khí thải carbon của nền kinh tế và sản xuất nhiều năng lượng sạch hơn đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước. Việt Nam có một kế hoạch thật hoành tráng là tốt, nhưng còn tốt hơn nếu họ biết cách đưa nó vào thực tế”, - tác giả bài báo trích dẫn lời của ông Lê Hồng Hiệp, chuyên gia kinh tế có uy tín tại Viện ISEAS.
Việt Nam đứng thứ ba trên thế giới về số lượng các dự án điện than và là một trong 20 quốc gia tiêu thụ than lớn nhất thế giới, nước này lên kế hoạch xây dựng 11 nhà máy nhiệt điện than mới trong những năm tới. Bloomberg cảnh báo rằng, Việt Nam còn rất ít thời gian để ngăn chặn tình trạng khủng hoảng của hệ thống tín dụng ngày càng trầm trọng trong lĩnh vực bất động sản làm trật bánh một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Ngành bất động sản và xây dựng chiếm 11% trong cơ cấu nền kinh tế Việr Nam. Nhưng, nguồn tài trợ hầu như đã cạn kiệt bởi vì chiến dịch chống tham nhũng khiến các nhà đầu tư hoảng sợ và chính quyền đóng băng việc phát hành trái phiếu mới trong ngành. Một làn sóng vỡ nợ đối với các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu là hoàn toàn có thể xảy ra và có thể biến những rắc rối về bất động sản thành một cuộc khủng hoảng rộng lớn hơn đối với lĩnh vực ngân hàng và nền kinh tế.

Bóng đá và Christina Aguilera

Reuter đưa tin về thành công lớn của đội tuyển Việt Nam đã có sự khởi đầu AFF Cup 2022 hoàn hảo khi có chiến tưng bừng 6-0 ngay trên sân của Lào ở trận đấu thuộc bảng B. Và tuần báo People của Mỹ chuyên viết về những người nổi tiếng đăng loạt ảnh về ngôi sao nhạc pop Christina Aguilera, cô đã tổ chức sinh nhật mừng tuổi 42 ở Việt Nam, đi trực thăng, lướt du thuyền ở vịnh Hạ Long.
Thảo luận