"Việc vũ khí hóa các thể chế của hệ thống kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi không có sự hỗ trợ từ phía các chủ thể kinh tế chính, sẽ phải trả cái giá mang tính toàn cầu. Hiệu ứng trình diễn, cho thấy cách có thể sử dụng hệ thống để gây hại cho một quốc gia riêng lẻ, khuyến khích các quốc gia khác giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương của họ. Sự phá hủy sau đó của các thể chế hoặc việc tạo ra các cấu trúc song song làm giảm đáng kể sự tăng trưởng phúc lợi của toàn bộ hệ thống kinh tế", - Grinberg nói.
"Giống như hầu hết các quyết định chính trị đều phải trả giá, các biện pháp trừng phạt tập thể dẫn đến hậu quả phân phối gánh nặng, cụ thể là các chi phí riêng mà mỗi quốc gia phải gánh chịu vì lợi ích chung. Mỗi quốc gia phương Tây đều muốn các biện pháp trừng phạt kéo theo trả giá lớn cho phía Nga, nhưng lý tưởng nhất là với chi phí thấp nhất cho chính họ", - Grinberg giải thích.
"Để tạo điều kiện kết thúc xung đột, phương Tây sẽ cần tìm kiếm các công cụ thay thế. Ở giai đoạn này, ngoại giao là công cụ có nhiều khả năng thành công nhất. Các cuộc đàm phán dàn xếp có thể sẽ yêu cầu xem xét các lợi ích an ninh của Nga ở châu Âu liên quan đến việc ngừng mở rộng NATO", - nhà phân tích kết luận.