42 năm hết mình giúp đỡ
Viện trợ cho tương lai
“Đặc điểm quan trọng thứ hai của sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam là tính chất chiến lược lâu dài. Sự hỗ trợ này được thực hiện trên cơ sở các kế hoạch nhà nước, việc xây dựng được thực hiện với kế hoạch sử dụng lâu dài. Ví dụ như nhà máy thủy điện Hòa Bình. Trong nhiều năm, đó là nhà máy điện lớn nhất Đông Nam Á, giúp giải quyết rất nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường và hiện vẫn hoạt động rất tốt. Đồng thời, khác với các nước phương Tây, Liên Xô không tìm cách ràng buộc Việt Nam bằng sự giúp đỡ của mình” - chuyên gia Nga nói.
“Liên Xô không bao giờ làm như thế. Trong suốt lịch sử hợp tác với Việt Nam, nước này chỉ tạo ra 3 liên doanh lớn hiện vẫn hoạt động thành công cho đến nay. Đó là dầu khí Vietsovpetro, khác với các nước khác, được tạo ra trên cơ sở bình đẳng (hiện tỉ lệ ăn chia là 51 trên 49), và lợi nhuận được chia theo tỷ lệ như nhau. Sau khi bắt đầu khai thác công nghiệp vào năm 1986, liên doanh này đã mang lại cho ngân sách cả Việt Nam lẫn Liên Xô trung bình 500 triệu USD/năm. Liên doanh thứ hai, Trung tâm nhiệt đới Nga-Việt là ví dụ điển hình về nghiên cứu hiệu quả trong lĩnh vực sinh thái, bảo vệ sức khỏe, y học, loại bỏ hậu quả chiến tranh hóa học của Mỹ ở Việt Nam và sự thích ứng của các thiết bị quân sự hiện đại với điều kiện nhiệt đới. Liên doanh thứ ba là Visoruteks trồng cây cao su và sản xuất cao su tự nhiên” - ông Vladimir Mazyrin cho biết thêm.
Đóng góp của Liên Xô vào sự phát triển của Việt Nam là cơ sở cho thành công hiện tại
“Tất cả những điều này cộng lại đã đặt nền móng và điều kiện quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, khoa học và công nghệ của Việt Nam trong thời kỳ hiện đại. Nếu không có nguồn nhân lực được đào tạo dưới thời Liên Xô, nếu không có toàn bộ cơ sở hạ tầng của ngành năng lượng, công nghiệp nặng được Liên Xô giúp đỡ xây dựng, Việt Nam sẽ không thể sử dụng thành công những lợi ích của nền kinh tế thị trường hiện đại như ngày nay” - Giáo sư Vladimir Mazyrin nhấn mạnh khi kết thúc cuộc phỏng vấn.